Nhận định Neet là gì? Thực trạng và các điểm khác với Hikikomori và Otaku

Nhận định Neet là gì? Thực trạng và các điểm khác với Hikikomori và Otaku là ý tưởng trong nội dung bây giờ của blog Tiên Kiếm. Đọc nội dung để biết chi tiết nhé.

Cuộc sống hiện đại thay đổi và phát triển liên tục dẫn đến sự ra đời của nhiều từ ngữ mới. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn về Neet – một từ có thể còn khá lạ lẫm với chúng ta. Neet là gì? Thực trạng và các điểm khác với Hikikomori và Otaku? Cùng tìm hiểu nhé!

Neet là gì? Thực trạng và các điểm khác với Hikikomori và Otaku

Neet là gì? Thực trạng và các điểm khác với Hikikomori và Otaku

I. Neet là gì?

1. Định nghĩa

Định nghĩa một cách chung nhất thì Neet có nghĩa là danh từ dùng để chỉ chung những người tách biệt bản thân ra khỏi xã hội, tự cô lập chính mình khỏi những mối quan hệ xung quanh như gia đình, bạn bè,… Tuy nhiên, ở mỗi nơi trên thế giới, Neet lại mang một sắc thái nghĩa riêng biệt. 

Ở Nhật Bản, Neet là những người có sở thích đặc biệt với game. Về bản chất, họ không phải là loại người vô dụng vì vẫn có công việc, vẫn đi học, đi làm và kiếm ra thu nhập. Tuy nhiên, tính cách của họ đã khiến họ chỉ tập trung vào game, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. Đặc biệt trong những bộ anime, Neet thường xuất hiện dưới các nhân vật thích sống khép kín, có khả năng đặc biệt như tìm thông tin nhanh chóng, có trí nhớ siêu đỉnh hay kỹ năng chơi game chuyên nghiệp. Nói tóm lại, Neet ở Nhật Bản trở nên cô lập chỉ vì họ muốn hoặc do hoàn cảnh chứ không phải vì họ không có năng lực.

Hoàn toàn khác biệt, Neet trên thế giới lại mang nét nghĩa tiêu cực hơn. Neet ở nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Anh,… thì lại là cách viết tắt của “Not in Education, Employment or Training” – tạm dịch là không học, không nghề. Đối với họ, Neet là thành phần thất nghiệp trong xã hội, không học hành tử tế, không có kỹ năng và lại còn tách biệt với xã hội. Họ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình và cả ngày chỉ biết chơi game.

Neet là gì?

Neet là gì?

2. Thực trạng neet trên thế giới

Theo một báo cáo tại Anh năm 2011 cho thấy 979.000 người ở Anh trong độ tuổi từ 16 đến 24 là Neet, chiếm 16,2% trong nhóm tuổi đó. Theo các nhà phân tích, số lượng Neet thường gia tăng nhanh chóng vào mùa hè khi năm học kết thúc. Ở Úc, số lượng Neet đã tăng lên 10.000 người kể từ cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu và hiện chiếm 1/8 người Úc trong độ tuổi từ 15 đến 29. Và cuộc Đại suy thoái cũng dẫn đến tình trạng Neet trở thành một hiện tượng “đặc biệt phổ biến ở Hoa Kỳ” và tạo thành một “nhóm thanh niên bị thiệt thòi” do chính quyền địa phương và tiểu bang Hoa Kỳ gặp khó khăn trong việc duy trì các dịch vụ xã hội.

Neet khá phổ biến ở Nhật với những số liệu tăng lên nhanh chóng theo từng năm (480.000 vào tháng 9 năm 2002 lên 520.000 vào tháng 9 năm 2003). Chính phủ Nhật vô cùng trăn trở về việc số lượng Neet rất đông này sẽ là một gánh nặng to lớn với nền kinh tế và an sinh xã hội ở Nhật. Dân số Nhật đang bị già hóa, thế nhưng những người trẻ có xu hướng Neet lại không muốn làm việc khiến các hoạt động sản xuất thiếu hụt về nguồn nhân lực. 

Thực trạng neet trên thế giới

Thực trạng neet trên thế giới

II. Sự khác nhau giữa neet, hikikomori và otaku

1. Hikikomori và otaku là gì?

Hikikomori và otaku là hai khái niệm có nghĩa khá gần với Neet trong tiếng Nhật.

Hikikomori mang sắc nghĩa nặng hơn Neet, được dùng để chỉ những người sống hoàn toàn tách biệt với xã hội, mất khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài. Bạn có thể tưởng tượng một người có thể sống hoàn toàn trong một căn phòng nhỏ, chật hẹp suốt một khoảng thời gian siêu dài, từ vài tháng thậm chí đến vài năm không? Đó chính là thói quen sinh hoạt của Hikikomori đó! Việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, … tất cả sẽ được người nhà họ cung cấp qua một ô cửa nhỏ xíu ngày này qua tháng nọ. Đối với Hikikomori, phòng chính là nơi họ cảm thấy an toàn nhất.

Hikikomori

Hikikomori

Về phần Otaku, đây là một từ tiếng Nhật có phiên âm là Trạch (お宅) có nghĩa là “nhà”. Điểm chung của Otaku, Hikikomori và Neet là họ đều thích dành nhiều thời gian ở trong phòng để nuông chiều bản thân với những sở thích của họ. Các Otaku thường có trong lòng mình những tín ngưỡng, có thể là game, anime hay manga gì đó. 

Ở Nhật Bản, Otaku không được tôn trọng lắm. Người Nhật cho rằng Otaku chỉ muốn tách biệt khỏi cuộc sống bên ngoài chỉ vì những sở thích xa xỉ của họ. Otaku không cần tình yêu nam nữ, bạn bè, người thân, … hay thậm chí họ chỉ yêu nhân vật hoạt hình và cưới. Trên thế giới, Otaku được xem là người  thường có những tài năng rất nổi trội như chơi game, đánh cờ, … Họ có trí nhớ siêu phàm và được yêu mến, ngưỡng mộ. 

Otaku

Otaku

2. Sự khác nhau

Những tưởng rằng Neet, Otaku hay Hikikomori có nghĩa khá tương đồng nhưng thực chất giữa chúng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt.

Neet nằm trong độ tuổi từ 15 đến 30. Họ xuất thân từ những gia đình có điều kiện bình thường đến khá giả. Họ được học tập đàng hoàng nhưng hiện thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định. Thế giới của Neet là căn phòng với những thứ họ thích như một dàn PC siêu chất, máy chơi game. Tuy nhiên, dù có vẻ cực xịn sò nhưng căn phòng này thường bừa bộn với nhiều vật dụng, vỏ đồ ăn, … Hầu hết thời gian của họ được dùng để chơi game, họ ít giao tiếp và nếu có thì cũng rất hời hợt. 

Otaku cũng nằm trong độ tuổi của Neet. Tuy nhiên, điểm khác nhau ở đây là Otaku có gia thế bình thường và học tập lẫn công việc đều đầy đủ. Căn phòng của Otaku cũng tươi sáng hơn với nhiều tranh ảnh về các nhân vật manga hay anime, nhiều gấu bông, chăn gối họa tiết vui nhộn. Họ có tài lẻ nổi bật, không quá xa lánh xã hội nhưng vẫn mong muốn được ở một mình.

Hikikomori thì lại khác. Mặc dù gia cảnh ở mức khá giả, các Hikikomori lại không học hành và có công việc gì cả. Căn phòng như một lãnh địa riêng của họ, không ai được xâm phạm vào. Họ ở trong phòng 24/24, tất cả mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày đều diễn ra bên trong phòng với sự hầu hạ của những thành viên trong gia đình. 

Sự khác nhau

Sự khác nhau

Trên đây là bài viết về khái niệm cũng như những điều bạn có thể chưa biết về Neet. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết lí thú này với mọi người nữa nhé!