Bình luận Sampling là gì? Vai trò và xu hướng Online Sampling mới hiện nay

Nhận định Sampling là gì? Vai trò và xu hướng Online Sampling mới hiện nay là conpect trong nội dung hôm nay của chúng tôi . Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.

Bạn đã bao giờ nghe tới từ Sampling chưa? Hay bạn có bao giờ sử dụng các sản phẩm dùng thử chưa nào? Trong bài viết này, hãy cùng mình khám phá ý nghĩa của thuật ngữ Sampling và các xu hướng Online Sampling mới nhất hiện nay nhé!

Sampling là gì?

Sampling là gì?

I. Sampling là gì?

Sampling là hình thức quảng bá sản phẩm đến khách hàng bằng các mẫu dùng thử. Đây là một phương pháp marketing cực kì thông minh và được đánh giá khá cao về độ hiểu quả của nó.

Đây được xem là hình thức tiếp cận với khách hàng một cách trực tiếp và đạt được tối đa hiệu quả bán hàng đem đến sự tin tưởng và sử dụng sản phẩm của thương hiệu. Hơn thế nữa, khách hàng sẽ là người chủ động giới thiệu sản phẩm đến những người xung quanh mà không cần bất kì chi phí nào nhưng vẫn đem đến sự tin tưởng cho những khách hàng tiếp theo.

Sampling là gì?

Sampling là gì?

II. Vai trò của Sampling

Sau khi nghiên cứu về tâm lí khách hàng, doanh nghiệp hiểu được rằng thông qua việc cho phép sử dụng thử và miễn phí các sản phẩm sẽ kích thích nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng. Tâm lí và hiệu ứng đám đông sẽ giúp doanh nghiệp có được sự quan tâm của khách hàng dù họ chưa bao giờ nghe đến sản phẩm, hoặc thử sử dụng các sản phẩm tương tự.

Vai trò của Sampling

Vai trò của Sampling

Nên đây được xem là một trong những phương pháp marketing đem lại hiệu quả cao và có thể áp dụng ở mọi doanh nghiệp từ nhỏ, vừa đến các công ty lớn. Hơn thế nữa, vai trò lớn nhất của sampling chính là tạo nên sự cạnh tranh với các đối thủ và tạo được ưu thế trong thị trường vì chất lượng sản phẩm sẽ đem đến sự tin tưởng và thúc đẩy nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng.

III. Các hình thức của Sampling

1. Face to face

Face to face

Face to face

Face to face là hình thức đối mặt trực diện hay còn gọi là tiếp thị ngoài trời. Có thể hiểu một cách đơn giản là khách hàng được trực tiếp sử dụng sản phẩm mẫu tại các quầy thường được đặt ngoài trời hoặc trong các không gian có nhiều người tập trung nhất định như siêu thị, trường học, … Hình thức này giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng trong đó có cả những khách hàng tiềm năng.

Điểm mạnh: 

  • Đánh giá được cảm nhận và phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm.
  • Tiếp cận được số lượng lớn khách hàng , dễ dàng tìm kiếm được khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng niềm tin của sản phẩm và doanh nghiệp với khách hàng.

2. Door to door

Door to door

Door to door

Door to door là hình thức gõ cửa từng nhà để tiếp thị sản phẩm. Đây được xem là một dịch vụ chăm sóc khách hàng khá đặc biệt và có phần hơi tốn kém so với face to face. Các nhân viên tiếp thị này thường được đào tạo bài bản, khắt khe và phải hiểu rất rõ về sản phẩm cũng như doanh nghiệp mới có thể đem đến sự thành công cho hình thức này.

Điểm mạnh:

  • Thúc đẩy mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp.
  • Xây dựng được niềm tin bền vững và nhu cầu mong muốn gắn bó lâu dài với chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp.

IV. Địa điểm thực hiện Sampling

Địa điểm thực hiện Sampling

Địa điểm thực hiện Sampling

Các địa điểm thực hiện sampling thường là những nơi tập trung đông người và có thể thu hút sự quan tâm từ họ như:

  • Chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa: Nơi đây thường xuyên tập trung lượng lớn khách hàng và họ đang có nhu cầu mua sắm nên đây được xem là một trong những nơi phát sampling khá phổ biển và thông dụng. Điều bạn nên chú ý là địa điểm cần phải phù hợp và cạnh tranh thì mới đem đến hiệu quả cao.
  • Nhà hàng, quán ăn, quán cafe, quán bar: Nơi này phù hợp để mời dùng thử các sản phẩm trong ngành F&B như đồ ăn, thức uống và thuốc lá, mỹ phẩm,…
  • Tòa nhà văn phòng: Các sản phẩm có thể giới thiệu là mỹ phẩm, cafe uống liền. Nhưng bạn nên được sự cho phép của ban quản lí toà nhà thì mới có thể tiếp thị ở các toà nhà và đối tượng khách hàng thường là nhân viên văn phòng.
  • Trường học, nhà văn hóa: Các sản phẩm dành cho giới trẻ, thức ăn, đồ uống, đĩa cài đặt phần mềm, game và đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh. Tuỳ vào độ tuổi mà bạn xem xét mức độ phù hợp của sản phẩm.
  • Bệnh viện, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện: Nơi đây thích hợp để phát các loại sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm làm đẹp, thuốc tăng giảm cân, tăng chiều cao,…
  • Các hội chợ triển lãm, event đông người: Nơi đây sẽ tập trung rất đông người, phù hợp để phát sampling. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cẩn thận và được sự đồng ý của ban tổ chức chương trình sự kiện để tránh những ảnh hưởng đến chương trình.
  • Đính kèm báo, tạp chí: Các mẫu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… với đặc tính nhỏ gọn có thể được đính kèm các tạp chí mà độc giả là khách hàng tiềm năng của sản phẩm.

V. Online Sampling – xu hướng mới

Online Sampling

Online Sampling

Trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc chuyển đổi số là xu hướng toàn cầu tất yếu mà mỗi doanh nghiệp phải chấp nhận thay đổi để thích ứng trong môi trường mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới. Và việc sampling dần chuyển sang hình thức online cũng là điều dễ hiểu.

Để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm sản phẩm của khách hàng thì các doanh nghiệp phải gửi sản phẩm mẫu đến tận nhà cho những khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể gắn kết được với hành vi mua của người dùng bằng các hoạt động offline như in-store sampling, shopper-marketing, sales.

VI. Một số lưu ý khi dùng Sampling

Một số lưu ý khi dùng Sampling

Một số lưu ý khi dùng Sampling

  • Sampling là một chiến thuật không phải chiến lược. 
  • Việc chọn địa điểm thích hợp rất quan trọng với sampling.
  • Có thể tạo ra những chiến dịch ưu đãi kích thích sự quan tâm và sau đó phát sampling sẽ đem đến hiêu quả cao hơn.
  • Xem xét kĩ lưỡng công tác hậu cầu từ bao bì sản phẩm đến “đại sứ thương hiệu”
  • Mời khách hàng tham gia khảo sát, đánh giá, xếp hạng và giới thiệu đến những người khác.
  • Có thể tăng thêm nhiều khuyến mãi cùng lúc với sampling để tăng số lượng khách hàng.
  • Đánh giá số liệu sau mỗi lần sampling.
  • Mời khách hàng truy cập trang web và theo dõi trên các trang mạng xã hội.
  • Có thể quyên góp hoặc tặng sản phẩm thử cho các tổ chức từ thiện
  • Phải củng cố mỗi quan hệ với khách hàng sau khi thử dùng sampling bằng các quy trình marketing thông thường.

Trên đây là những thông tin cực kì hữu ích cho các bạn đang theo đuổi lĩnh vực marketing và đang tìm hiểu về sampling. Hy vọng bài viết đem đến những thông tin hữu ích và nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ ngay với bạn bè nhé. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực này.