Casual Game Là Gì – Thể Loại Game Thu Hút Nhất Hiện Nay

Hyper-casual, dòng game nhẹ, gây nghiện, có thể chơi ngay lập tức và chơi lại không giới hạn, đã vươn lên thành một trong những dòng game di động phổ biến nhất và hoạt động hiệu quả nhất trong suốt thời gian đại dịch diễn ra.

Đang xem: Casual game là gì

*

Số lượng gameplay cũng ấn tượng không kém. Dữ liệu của Adjust cho thấy phiên truy cập ứng dụng trên toàn cầu tăng 72% trong tháng 3, thời điểm lệnh giãn cách xã hội để chống COVID-19 chính thức có hiệu lực khiến nhiều người tìm đến game hyper-casual để giải trí. Phiên truy cập ở nhiều quốc gia tăng vọt, trong đó Trung Quốc tăng mạnh nhất, 300%. Có lẽ sự lớn mạnh của game một phần là nhờ vào đại dịch, nhưng thành công hiện nay của game là đến từ một quá trình gây dựng lâu dài.

*

Vì game rất dễ chơi, nên hyper-casual cần một giao diện bắt mắt và một cơ chế thăng cấp đủ để thỏa mãn người chơi. Mỗi màn chơi trong game chỉ cần vài phiên truy cập là có thể hoàn tất và game chỉ chiếm rất ít dung lượng của thiết bị. Dù game có dễ đến mức nào, các nhà phát triển cũng hiểu rõ không phải game cứ ra mắt là sẽ thành công. Dưới đây là công thức chiến thắng gồm bốn bước mà các nhà phát triển có thể áp dụng. 

1. Có được cơ chế game đúng

Trước khi bắt tay vào phát triển một game hyper-casual, bạn cần cân nhắc bạn nên sử dụng cơ chế nào để game thành công. Điểm mạnh nhất của game nằm ở sự đơn giản, và những cơ chế này là cách các nhà phát triển đảm bảo game vừa nhẹ vừa mang đến trải nghiệm lôi cuốn cho người dùng. Dưới đây là một vài ví dụ về cơ chế game hyper-casual mà các nhà phát triển có thể áp dụng để làm game thu hút hơn:

Canh thời gian (timing mechanic) — Người dùng cần chạm vào màn hình để thực hiện một hành động nào đó vào một thời điểm chính xác. Xem ví dụ cơ chế ở cách chơi game Run Race 3D.  Lên/xuống (rising/falling mechanic) —Với cơ chế này, vật thể trong game sẽ nhảy lên hoặc xuống trong màn chơi. Helix Jump là ví dụ điển hình cho cơ chế này. Xếp chồng (stacking mechanic) — Với cơ chế này, người chơi cần xếp chồng các vật thể trong game, và thường cần thêm sự góp mặt của những cơ chế khác. Cat Stack là một ví dụ không thể tuyệt vời hơn. 

2. Tìm điểm mạnh nhất để tăng doanh thu

Về mặt thiết kế, phiên truy cập của game hyper-casual không dài (1,56 trên mỗi người dùng, mỗi ngày) và tỷ lệ duy trì thì không quá cao (11% so với 24% – tỷ lệ tất cả các dòng game khác cộng lại). Tuy nhiên, đây chính là trải nghiệm mà dòng game này hướng tới. Game hyper-casual có một lợi thế khi so với các dòng game khác có tỷ lệ duy trì cao — đó là trong vòng một phút, game có thể hiển thị số quảng cáo nhiều hơn số gameplay mà vẫn giữ chân được người dùng và tạo được doanh thu.

Điều này có thể dẫn đến việc game sẽ trả tiền cho nhà marketing để có thêm quảng cáo, nhưng sự kiên nhẫn của người dùng là có giới hạn. Dữ liệu cho thấy bốn quảng cáo trong cùng một phút là quá sức chịu đựng với người dùng nhưng nhiều game lại đặt số quảng cáo ít hơn nhiều con số trên – bỏ lỡ cơ hội tăng doanh thu đến từ việc hiển thị số lượng quảng cáo tối ưu cho người dùng. Như vậy con số lý tưởng nhất là khoảng 2 – 3 quảng cáo trong cùng một phút, cho phép các công ty phát hành game hyper-casual tăng doanh thu lên đến 10%.

*

3. Kích thích tăng trưởng nhờ vào hiệu ứng quả cầu tuyết (Snowball)

Hyper-casual định nghĩa thành công có hơi khác so với các dòng game khác. Họ quan tâm đến lượng người dùng hàng ngày của toàn bộ danh mục game hơn là lượng người dùng của từng game. Các nhà phát triển đã nghĩ ra cách tận dụng sự hấp dẫn ngắn hạn của từng game hyper-casual trong danh mục, gọi đó là hiệu ứng quả cầu tuyết Snowball.

Xem thêm: Game Góc Nhìn Thứ 2 Là Gì – Góc Nhìn Thứ Nhất (Trò Chơi Điện Tử)

Khi người dùng bắt đầu thấy chán game, thì các nhà phát triển đã có sẵn game mới cho người dùng, và game này được quảng cáo ngay trong chính game người dùng đang chơi. Công ty giữ chân người dùng bằng cách, nếu họ rời bỏ game này, thì sẽ dùng quảng cáo để thu hút họ qua chơi một game khác. Và cách làm này đã chứng minh được hiệu quả sinh lời của nó, khi mà các nhà phát triển đã thành công trong việc tăng trưởng và duy trì được tệp người dùng của nhiều tựa game, cho phép họ hiển thị thêm nhiều quảng cáo.

4. Chủ động phòng chống bot

Nếu hyper-casual có điểm gì giống với các dòng game khác, thì đó là có chung một kẻ thù: bot trong ứng dụng. Gian lận bot trong ứng dụng sẽ tấn công game sau khi game được cài vào máy, bòn rút từ từ doanh thu và phá hỏng trải nghiệm chơi game của người dùng thực.

Bot làm gián đoạn nền kinh tế trong ứng dụng của game, và gần đây bot ngày càng dễ triển khai. Nếu bạn gõ từ khóa “bot cho game di động” trên thanh tìm kiếm, bạn sẽ ngỡ ngàng với kết quả hiện ra, trong đó bao gồm cả một trang web chứa bot cho 30 tựa game phổ biến nhất. Bot được người dùng mua để chơi thay họ — thường là với những game yêu cầu trả phí — bot sẽ đấu lại với bot hoặc với người cho đến khi bot không còn hữu ích. Bot không chỉ ảnh hưởng đến gameplay, mà còn hủy hoại danh tiếng của hãng — và thật không may, bot gần như không thể bị phát hiện nếu các nhà phát triển chỉ cố gắng giải quyết vấn đề bằng nhân lực của công ty.

Xem thêm: Cách Khắc Chế Wiro Mùa 10 – Cách Chơi, Lên Đồ Mạnh Nhất Của Yướng Wiro Mùa 10

Đã đến lúc để tham gia vào ngành game hyper-casual

Người dùng ở khắp mọi nơi thế giới đang chơi game nhiều hơn bao giờ hết — và cũng ngày càng thoải mái hơn với quảng cáo. Các xu hướng này góp phần làm cho mô hình kiếm tiền độc đáo của hyper-casual trở nên nổi bật hơn. Các nhà phát triển có thể chắc chắn thành công nếu họ tận dụng được các xu hướng này và áp dụng hiệu quả các bí quyết trên.