Sự thật về COO là gì? Tầm quan trọng của COO trong doanh nghiệp là conpect trong content hôm nay của blog Tiên Kiếm. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.
Ngoài CEO, COO cũng là người có vai trò quan trọng đối với việc kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được COO là ai? Có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nhé!
Một số chức vụ quản lý cấp cao thường gặp trong doanh nghiệp:
CEO – Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành, người có chức vụ cao nhất trong công ty.
COO – Chief Operating Officer: Giám đốc điều hành, chức vụ thấp hơn CEO.
CFO – Chief Financial Officer: Giám đốc tài chính, phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp.
CPO – Chief Product Officer: Giám đốc sản xuất, người chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch.
CCO – Chief Customer Officer: Giám đốc kinh doanh, một vị trí quan trọng chỉ sau CEO, phụ trách việc kinh doanh tạo lợi nhuận.
CMO – Chief Marketing Officer: Giám đốc marketing, đảm nhiệm vai trò quản lý hoạt động marketing cho sản phẩm, chiến dịch và hình ảnh công ty.
CHRO – Chief Human Resources Officer: Giám đốc nhân sự, phụ trách tuyển dụng, quản lý, kết nối và phát triển nhân lực.
1. COO là gì?
COO là cụm từ viết tắt của Chief Operating Officer, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc điều hành. Tuy nhiên, ở Việt Nam, CEO được sử dụng phổ biến hơn để chỉ giám đốc điều hành hay tổng giám đốc.
CEO là người có chức vụ cao nhất trong công ty. COO có chức vụ, quyền hạn thấp hơn CEO và làm việc dưới sự quản lý của CEO.
2. Sự khác nhau giữa COO và CEO
CEO là người ra quyết định và toàn quyền điều hành mọi hoạt động theo chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT). Ở các công ty lớn, CEO có thể là chủ tịch hội đồng quản trị.
COO có công việc chính là làm việc với các cán bộ cấp cao khác của công ty như CFO, CMO, CPO,… và thực hiện nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho CEO.
Nói một cách dễ hiểu, CEO là tổng giám đốc (chủ tịch), COO sẽ là phó tổng (phó chủ tịch). COO là người hỗ trợ đắc lực cho CEO trong quá trình quản lý, ra quyết định và điều hành công ty.
Tùy vào quy mô doanh nghiệp và quy định của hội đồng quản trị để quyết định xem doanh nghiệp đó có cần thêm chức vụ COO hay không. Thường ở các công ty lớn, COO là một vị trí cần thiết.
3. Vai trò của COO đối với doanh nghiệp
– Thực hiện, đóng góp ý kiến và báo cáo những chiến lược do CEO đề xuất.
– Tạo ra chiến lược và đóng góp vào việc hình thành các chính sách của công ty.
– Thực hiện giám sát hoạt động thường ngày và thông báo cho CEO về các sự kiện quan trọng.
– Quản lý nhân lực.
– Thúc đẩy sự liên kết giữa công ty với nhân viên dựa trên các mục tiêu chung.
– Có thể là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển, sản xuất, phát hành và tiếp thị tùy vào từng chiến lược và quy định nội bộ.
4. Tiêu chuẩn để trở thành COO
– Cần phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt. Hai yếu tố này sẽ bổ trợ cho nhau, giúp COO thể hiện tài năng của mình, xây dựng lòng tin với nhân viên, đồng nghiệp và cấp quản lý cao hơn.
– Yêu cầu giáo dục tối thiểu là phải có bằng cử nhân kinh doanh hoặc ngành nghề khác liên quan. Đặc biệt là bằng MBA, ngày nay được rất nhiều công ty ưa chuộng và ưu tiên.
– Cần có kinh nghiệm làm việc lâu năm, thông thường là tối thiểu 15 năm kinh nghiệm đối với lĩnh vực công ty hoạt động.
– Có kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý tốt bởi vì COO cũng chính là người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý nguồn lực.
5. Các nguyên tắc để trở thành COO giỏi
– Đặt câu hỏi cho chính bản thân “Cần phải làm gì?”
Khi trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ xác định tốt mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện có tính khả thi nhất. Thực hiện từng bước theo mức độ quan trọng và ưu tiên để đạt được kết quả tốt nhất.
– Xây dựng một kế hoạch chi tiết và có tính khả thi cao
Đây là cách tốt nhất để bạn thể hiện tài năng của mình. Bản kế hoạch cần bao gồm mục tiêu, thời gian, các bước thực hiện cụ thể, hạn chế, khó khăn có thể xảy ra và giải pháp dự tính cho từng vấn đề.
Kế hoạch thực hiện cần phải thường xuyên xem xét dựa theo sự thay đổi từ thực tế, thị trường kinh doanh và nguồn nhân lực.
– Xem xét “Điều gì là đúng đắn nhất dành cho doanh nghiệp?”
Ưu tiên lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu, hạn chế làm việc theo cảm tính, tránh hiện trạng quan liêu, ô dù, con ông cháu cha,…
– Sẵn sàng để chịu trách nhiệm cho các quyết định
Nếu quyết định sai lầm, COO cần phải dũng cảm nhận trách nhiệm và sửa đổi. Bên cạnh đó, COO cần cân nhắc kỹ các vấn đề khác nhau, xác định rủi ro có thể gặp phải và đưa ra giải pháp để tránh gây thiệt hại lớn cho công ty.
6. Ý nghĩa của các chức danh khác trong doanh nghiệp
– CPO (Chief Product Officer) – Giám đốc sản xuất
CPO có nhiệm vụ xem xét năng lực sản xuất của công ty hiện tại và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về thiết kế, thời gian hoàn thành và chất lượng sản phẩm. Quản lý các lao động trực tiếp và phòng ban liên quan đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
– CCO (Chief Customer Officer) – Giám đốc kinh doanh
Người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ nhằm gia tăng lợi nhuận và nguồn lực doanh nghiệp.
– CHRO (Chief Human Resources Officer) – Giám đốc nhân sự
Người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch và chiến lược phát triển con người đảm bảo nguồn nhân sự chất lượng cho doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể là bao gồm tuyển dụng, đào tạo nhân lực và gắn kết nhân sự trong cùng doanh nghiệp.
– CMO (Chief Marketing Officer) – Giám đốc marketing
Chịu trách nhiệm đến việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, quản trị bán hàng, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối,… Do đó, CMO đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý để đảm bảo hiệu quả công việc.
– CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính
Phụ trách các lĩnh vực như: Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch và báo cáo tài chính. Cảnh báo rủi ro về tài lực doanh nghiệp với các cấp lãnh đạo thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
Bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về CEO, COO và các chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau.