Phân tích Hướng dẫn cách lựa chọn phần cứng phù hợp trước khi lắp ráp máy tính là conpect trong bài viết hôm nay của Tiên Kiếm. Theo dõi content để biết đầy đủ nhé.
Khi bạn quyết định lắp ráp máy tính tại nhà thì phải trải qua một bước khó khăn đó là lựa chọn phần cứng phù hợp. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách để lựa chọn được những phần cứng phù hợp nhất, hạn chế tối thiểu được sự xung đột khi các linh kiện này lắp ráp với nhau. Hãy cùng theo dõi nhé.
– Lợi ích của việc tự lắp ráp một chiếc máy tính
+ Thoải mái lựa chọn những linh kiện và các hãng linh kiện mà bạn yêu thích.
+ Dễ dàng thay thế và nâng cấp linh kiện khi cần thiết.
+ Việc tự lắp ráp sẽ giúp bạn thể hiện được cá tính của bản thân.
+ Tự lắp ráp sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn việc mua sẵn một bộ máy tính ở ngoài cửa hàng.
1. Cân nhắc ngân sách và mục đích sử dụng
Trước khi lựa chọn các linh kiện, bạn cần phải cân nhắc lại ngân sách của bản thân và mục đích sử dụng của mình. Nếu như bạn chỉ muốn phục vụ cho việc học tập, soạn thảo văn bản, chơi game nhẹ nhàng thì chi phí linh kiện sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu chơi các game nặng, đồ họa, cắt ghép video,…
2. Bo mạch chủ (Mainboard)
Lựa chọn bo mạch chủ là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi mà nhiều linh kiện như RAM, CPU,… sẽ được gắn trên đây. Nếu một bo mạch chủ kém chất lượng thì sẽ kéo theo việc hoạt động của các linh kiện trên không được trơn tru.
Một số lưu ý khi lựa chọn bo mạch chủ:
– Kích thước: ATX là kích thước lớn nhất, cho nhiều không gian để bạn gắn các linh kiện. Micro-ATX có kích thước nhỏ hơn 2.4 inch, hỗ trợ ít không gian hơn ATX. Mini-ITX có kích thước nhỏ nhất, phù hợp cho laptop.
– Lựa chọn bo mạch chủ phù hợp với CPU. Ví dụ: CPU Intel LGA 1151 thì cần chọn loại mainboard có hỗ trợ LGA 1151. Điều này bạn nên hỏi nhân viên tư vấn ở nơi bạn mua để có thể chọn được CPU và mainboard phù hợp.
– Chọn mainboard phù hợp với yêu cầu sử dụng. Nếu bạn cần thực hiện nhiều tác vụ thì nhiều khe cắm RAM sẽ giúp bạn cắm thêm RAM vào, từ đó có thể xài được nhiều tác vụ.
3. Bộ vi xử lý (CPU)
Intel và AMD hiện đang là 2 ông lớn trong việc sản xuất, cung cấp CPU. Mỗi hãng đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nhưng nhìn chung bạn có thể sử dụng CPU của hãng nào cũng đều được.
Nếu như ngân sách của bạn eo hẹp thì chip Pentium, Celeron của Intel và chip Athlon của AMD là những lựa chọn phù hợp nhất. Ở mức giá tiền cao hơn, chip Intel Core và AMD Ryzen có thể thỏa mãn được hết các nhu cầu của bạn.
Ngoài ra, các CPU đều có số lượng nhân và số lượng luồng khác nhau. Càng nhiều nhân và luồng thì thời gian xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc càng thấp.
4. Card đồ họa
Vấn đề hiển thị là điều quan trọng khi sử dụng máy tính và linh kiện đóng vai trò hiển thị đó là card đồ họa. Có 2 loại card đồ họa hiện nay là card được tích hợp (Onboard) và card VGA rời. Các tác vụ nhẹ nhàng thì bạn có thể sử dụng card onboard, còn các tác vụ cần nặng như chơi game, chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép clip,… thì nên dùng card rời VGA để hiệu suất công việc không bị gián đoạn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều card đồ họa với giá tiền khác nhau để người dùng có thể lựa chọn. Bạn nên lựa chọn các loại card như GeForce GTX từ 1050 hoặc 1050Ti trở lên của NVIDIA hoặc Radeon RX 54 trở lên của AMD để phục vụ các tác vụ nặng.
5. RAM
RAM là linh kiện phổ biến có mặt hầu hết trên các thiết bị điện tử hiện nay. Trên máy tính, laptop có 2 loại RAM là DDR3 và DDR4. Bạn nên chú ý 3 điều trên bo mạch chủ của mình là:
– Có bao nhiêu khe cắm RAM? Để mua số lượng RAM tương ứng.
– Hỗ trợ nâng cấp tối đa bao nhiêu GB RAM? Để bạn có thể mua RAM có số GB tương ứng.
– Tốc độ bus cao nhất là bao nhiêu? Để lựa chọn loại RAM phù hợp, tránh việc RAM có tốc độ bus cao nhưng bo mạch chủ lại chỉ hỗ trợ tốc độ bus ở mức thấp.
Thông thường, RAM 8GB là đủ đáp cho bạn để làm việc và giải trí. Tuy nhiên, ngày nay các bo mạch chủ đã có thể hỗ trợ RAM lên đến 32GB nhằm giúp bạn có thể sử dụng được nhiều tác vụ cùng một lúc. Nếu kinh tế của bạn dư dả thì có thể mua RAM 16GB hoặc 32GB, còn không thì RAM 8GB vẫn là phù hợp nhất.
6. ROM (Ổ cứng lưu trữ)
Hai loại ROM hiện nay là HDD và SSD. SSD có giá thành mắc hơn HDD nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu, tốc độ đọc/ghi,… thì lại cao hơn HDD rất nhiều.
Mọi người thường sử dụng kết hợp giữa SSD và HDD. Thường sẽ là một ổ SSD 128GB và một ổ HDD 1TB. Sự kết hợp này sẽ giúp máy tính có thể khởi động, tải ứng dụng nhanh, hạn chế việc chậm hoặc đơ máy,… Nếu kinh tế bạn dư dả thì có thể sử dụng các ổ SSD và HDD có mức dung lượng cao hơn để hiệu suất của máy được vượt trội.
7. Nguồn cung cấp điện
Nguồn điện từ ổ cắm trong nhà là 220V, nếu như các linh kiện trong máy tính tiếp xúc trực tiếp thì sẽ khiến chúng bị quá tải thậm chí bị tan chảy hoặc cháy nổ. Vì vậy bạn cần trang bị một nguồn cung cấp điện làm trung gian giúp điều tiết và hạn chế được dòng điện 220V này.
8. Hệ thống tản nhiệt
Bên trong thùng máy sẽ rất nóng nếu như bạn liên tục sử dụng máy tính hoặc đang sử dụng các tác vụ nặng vì các linh kiện bắt buộc phải hoạt động hết công suất. Lắp đặt thêm 1 hệ thống tản nhiệt sẽ giúp đẩy luồng không khí nóng ở bên trong ra ngoài, từ đó giảm tải và hạn chế hư hỏng của linh kiện.
Có 2 bộ tản nhiệt chính là: Bộ làm mát bằng không khí và bộ làm mát bằng chất lỏng. Giá thành bộ làm mát bằng chất lỏng sẽ mắc hơn nhưng nó sẽ tăng thêm tính thẩm mỹ, đẹp mắt và khả năng làm mát tốt hơn bộ làm mát bằng không khí.
Xem thêm
Trên đây là những thông tin bạn cần biết trước khi quyết định tự lắp ráp một chiếc máy tính tại nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau.