Gà bị gió yếu chân – Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?

Những chú gà chọi đã bị gió yếu chân chắc chắn sẽ không thể đủ tiêu chuẩn để tham gia các bài luyện tập chứ đừng nói đến thi đấu trên các đấu trường lớn nhỏ. Bởi đôi chân của gà chọi là vũ khí vô cùng quan trọng để mỗi chiến kê có thể hạ gục được đối thủ. Hôm nay, SV388 xin chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân cũng như cách chữa gà bị gió yếu chân một cách hiệu quả nhất nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn nạp rút tiền SV388 cho người chơi mới

Gà bị gió yếu chân là bệnh gì?

Đây là một trong những trường hợp gà chọi bị lạnh chân, yếu chân do một số tác động từ môi trường hoặc do bẩm sinh. Điều này sẽ khiến gà thường bị run chân và ngã. Nếu lực chân không đủ sẽ không thể tham gia các trận chọi gà hoặc thậm chí quá trình tập luyện của gà chọi cũng không được vững.

Gà bị gió khiến chân bị yếu, đi không vững

Bệnh này không gây chết cao ở gà, chỉ chiếm 5% – 10%, nhưng làm cho mọi hoạt động bình thường của chúng rất khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời, gà rất dễ bị suy nhược, ốm yếu và cuối cùng là chết.

Nguyên nhân chính khiến gà chọi bị gió yếu chân

Với những gì mà sư kê đã khẳng định trước đó thì đối với cả gà đòn và gà cựa thì đôi chân được coi như một vũ khí lợi hại để hạ gục đối thủ. Nhưng nếu chân gặp một số vấn đề như mất gân, yếu gân, yếu chân hay gà đi lại tập tễnh thì khó có thể mang những cú đá như búa bổ vào đối phương trong những lần giao tranh tiếp theo. Theo đó, nguyên nhân khiến chân gà yếu và lực đá không mạnh là do:

  • Gà non chưa được vận động, luyện tập phổ biến
  • Cơ bắp chưa phát triển hoặc chân gà chưa thực sự cứng chắc
  • Gà không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
  • Các tác động bên ngoài khiến gà bị đau chân, phù chân
  • Do gà đá bị đau chân sau khi tham gia các trận đấu nhưng nhiều anh em không tập các thao tác dành riêng cho gà sau khi chọi
  • Do di truyền từ các đời gà trước

Gà bị yếu chân do nhiều nguyên nhân gây nên

Cách chữa trị gà bị gió yếu chân

Trường hợp gà bị yếu chân do di truyền thì hầu như không có cách nào giải quyết. Tuy nhiên, xuất phát từ những nguyên nhân khác, chúng ta sẽ áp dụng cách chữa trị sau đây.

Điều trị cho gà từ 5 – 6 tháng tuổi

Gà ở độ tuổi này nên tiêm thuốc để loại trừ bệnh tật và giúp khả năng khỏi bệnh, phục hồi nhanh chóng hơn. Vimefloro có thể được sử dụng để điều trị, nhưng điều quan trọng là phải sử dụng đúng liều lượng.

Trong quá trình chữa trị bằng thuốc này, hãy thực hiện với tần suất sử dụng từ 5 – 6 ngày song song với việc luôn theo dõi liên tục. Sau thời gian trên, tình trạng bệnh sẽ bắt đầu được cải thiện.

Tùy thuộc vào độ tuổi của gà mà có cách điều trị khác nhau

Điều trị cho gà từ 8 tháng tuổi trở lên

Gà ở độ tuổi này đã lớn nhưng vẫn dùng thuốc vimefloro với liều lượng mạnh hơn, có thể tăng gấp đôi, gấp ba lần. Tùy theo trọng lượng của gà mà có thể tăng khẩu phần lý tưởng. Bên cạnh đó, cũng cần cho gà tắm bằng nước ấm kết hợp với om thường xuyên sẽ giúp gà khỏi bệnh và sức khỏe mau hồi phục hơn.

Cách trị gà bị gió yếu chân theo phương pháp dân gian

Ngoài cách mà chúng tôi giới thiệu ở trên, với một số bài thuốc dân gian chữa gà chọi bị yếu chân được ông bà ta thường áp dụng sau đây sẽ khá hiệu quả để bạn tham khảo:

  • Dùng dầu gió hoặc rượu để om bóp chân gà. Điều này sẽ giúp tình trạng run chân của gà được thuyên giảm nhanh chóng hơn.
  • Dùng củ địa liền tươi để trị gà bị gió yếu chân. Bằng cách xay nhuyễn trộn với một ít nước ấm và bóp lên chân gà. Các triệu chứng gà chọi ngay sau đó sẽ nhanh chóng biến mất.

Chất dinh dưỡng cho gà bị gió yếu chân

Ngoài các loại thức ăn chính như thóc, gạo và rau xanh, gà chọi khi bị yếu chân cần được bổ sung thêm một số loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Giúp cơ thể gà phát triển nở nang, săn chắc hơn và cũng giúp gà chắc xương, chắc chân hơn:

  • Gân bò, thịt bò
  • Lươn, trạch nhỏ
  • Cá chép nhỏ
  • Trứng cút cuộn
  • Sò huyết

Nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho gà bị yếu chân

Một tuần nên bổ sung các thực phẩm trên từ 1 – 2 lần. Tuy nhiên, gà bị yếu chân thường biếng ăn nên thay vì cho ăn mồi sống, chúng ta sẽ nấu chín thức ăn. Nếu gà không tự ăn thì bón cho gà là cách tốt nhất để gà không bị sụt cân trong quá trình nuôi dưỡng.

Tham khảo cách phòng bệnh gà bị gió yếu chân

Chuồng gà cần đảm bảo được dọn vê sinh sạch sẽ, kiểm tra và thay độn chuồng thường xuyên để tránh các tác nhân gây ô nhiễm, gây bệnh.

Ngoài ra, nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gà chọi. Bao gồm các loại như Hanmix-VK4 trộn vào thức ăn hỗn hợp với liều lượng 500g / 150kg với gà hậu bị, với gà đẻ trộn 500g / 200kg thức ăn.

Vệ sinh và dọn dẹp chuồng trại gà chọi sạch sẽ

Bệnh gà bị gió yếu chân là bệnh thường gặp ở gà các lứa tuổi, khi có các triệu chứng trên, bạn cần đến cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn thêm. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng và chữa bệnh cho gà chọi. Chúc các bạn chăn nuôi thành công và có những chú gà chất lượng.