Nhận xét Nhân Viên Tín Dụng Tiếng Anh Là Gì, Cơ Hội Và Thách Thức Của Nghề Banker Hiện Nay

Phân tích Nhân Viên Tín Dụng Tiếng Anh Là Gì, Cơ Hội Và Thách Thức Của Nghề Banker Hiện Nay là ý tưởng trong content hôm nay của blog Tiên Kiếm. Đọc content để biết chi tiết nhé.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn công việc chuyên môn từng bộ phận, kinh nghiệm, kỹ năng cần có trong lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng. Khá là chi tiết cho từng vị trí, nếu bạn có người thân đang muốn làm việc trong lĩnh vực này thì gửi link để họ có thêm nguồn thông tin tham khảo tại thienmaonline.vn.topcvnhé!

I. Risk Management Officer (Nhân Viên Quản Lý Rủi Ro)

*

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát; và giảm thiểu những tổn thất đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

Bạn đang xem: Nhân viên tín dụng tiếng anh là gì

“Nhân viên quản lý rủi ro”- công việc này tuy xa lạ với nhiều bạn khi nghĩ đến các vị trí ngành ngân hàng nhưng trong thực tế; đây lại là công việc giữ vai trò hết sức quan trọng. Nhân viên quản lý rủi ro có trách nhiệm phân tích và dự báo các vấn đề rủi ro có thể xảy ra và lên kế hoạch giảm thiểu rủi ro.

1. Công việc

Nhân viên quản lý rủi ro phải làm những việc sau:

Tham gia xây dựng; cập nhật và giải thích các chính sách, tiêu chuẩn, công cụ và kỹ thuật quản lý rủi ro;Đảm bảo chính sách quản lý rủi ro hoạt động được triển khai và thực thi hiệu quả ở các đơn vị trong toàn Ngân hàng;Duy trì hồ sơ rủi ro hoạt động trên phạm vi toàn Ngân hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro của Ngân hàng;Làm việc với các bộ phận khác có liên quan để hỗ trợ / tư vấn về thực hiện các chiến lược giảm thiểu rủi ro;Phối hợp với Kiểm toán nội bộ để lập kế hoạch đánh giá và giám sát sự tuân thủ về quản lý rủi ro hoạt động.Mức lương: 12,000,000 – 15,000,000 VND

Gợi ý công việc

Cơ hội việc làm cho nhân viên ngân hàng tại Việt Nam ngày nay khá đa dạng, trong đó có nhiều ngân hàng nhà nước, tư nhân và ngân hàng cổ phần… Với nhu cầu sử dụng dịch vụ cao vì thế nhu cầu tuyển dụng nhân viên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng lớn. Ứng tuyển ngay

Việc làm nhân viên ngân hàng

2. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm cần có

Ưu tiên có chứng chỉ quản lý quỹ và quản lý chứng khoán phái sinh;Vị trí này thường yêu cầu có kinh nghiệm tại các tổ chức tài chính hoặc đã từng làm việc liên quan đến kiểm toán; quản lý rủi ro; giám sát sự tuân thủ; kỹ thuật; quản lý sự chuyển đổi hoặc cải tiến quy trình;Vì vậy, đối với những người yêu thích công việc này nhưng lại chưa có kinh nghiệm thì cần phải rèn luyện rất nhiều về cả kỹ năng lẫn chuyên môn; chủ động thực tập hoặc làm việc tại các vị trí liên quan.

Yêu cầu về chuyên môn

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Chứng khoán; Tài chính; Toán – Kinh tế; Hệ thống thông tin quản lý. Có kiến thức về thị trường chứng khoán; thị trường trái phiếu; thị trường tiền tệ Việt Nam và thế giới.

Kỹ năng cần có của nhân viên ngân hàng

Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word, Excel);Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính và tư duy logic;Có khả năng chịu áp lực công việc cao;Năng động, giao tiếp tốt;Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệmKỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng đánh giá, phân tích, có thể làm việc độc lập.

3. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Bạn cần phải chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp; tư vấn và thấu hiểu tâm lý khách hàng; khả năng tư duy chiến lược về quản lý rủi ro; cập nhật tình hình tài chính tiền tệ thường xuyên. Bạn nên tích lũy kinh nghiệm từ những công việc part-time hay những khóa thực tập sinh tại ub.com.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia cuộc thi “Nhà Quản lý rủi ro hoạt động thông minh” để trau dồi kỹ năng và học hỏi thêm kiến thức. Đây là cuộc thi được Vietinbank tổ chức hằng năm và ngoài những giải thưởng hấp dẫn; bạn còn có thể được nhận làm thực tập sinh tại ngân hàng Vietinbank.

Ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng để bạn mở rộng đối tượng khách hàng và khả năng thăng tiến trong công việc. Cho nên bạn cần rèn luyện vốn ngoại ngữ của bạn ngay từ bây giờ.

4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Đối với công việc này; đòi hỏi bạn phải xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về kinh tế tài chính. Bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về Quản Lý Rủi Ro tại FMIT, UB Academy.

5. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Một số các ngân hàng tư nhân Việt Nam:

VIETINBANK (Ngân hàng Công thương Việt Nam): Là hệ thống mạng lưới ngân hàng ngày càng trải rộng trên toàn quốc với khoảng 155 chi nhánh và trên 1.000 phòng giao dịch. Vietinbank đã xây dựng 9 công ty hạch toán và 5 đơn vị sự nghiệp; hình thành quan hệ đại lý với khoảng 900 ngân hàng; định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Và Vietinbank cũng là ngân hàng tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.

BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam): Là ngân hàng thương mại lớn thứ nhì Việt Nam (sau Agribank). BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt; được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. BIDV đã hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.

Các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam:

HSBC: HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Ngân hàng có 1 sở giao dịch chính; 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch tại TP. HCM; 1 chi nhánh; 3 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm tại Hà Nội; 4 chi nhánh tại Bình Dương; Cần Thơ; Ðà Nẵng; Ðồng Nai và 2 văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu.

SHINHAN VIETNAM: Shinhan Vietnam Bank là ngân hàng 100% vốn nước ngoài có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm 1 Hội sở, 9 chi nhánh và phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh.

6. Con đường sự nghiệp

Có cơ hội thăng tiến lên cấp Quản lý, Giám đốc tại các ngân hàng.

Xem thêm: Máy Tính Bị Xanh Màn Hình Và Cách Sửa Lỗi Màn Hình Xanh Win 7

7. Bạn sẽ làm việc với những ai?

Phối hợp làm việc với các bộ phận khác của ngân hàng;Gặp gỡ, họp và thuyết trình thường xuyên với cấp quản lý.

II. Chuyên Viên Thanh Toán Quốc Tế

*

Thanh toán quốc tế là ngành nghề vô cùng sôi động hiện nay khi các giao dịch trên thế giới luôn có xu hướng gia tăng và hợp tác giữa các quốc ra không ngừng được mở rộng.

Chuyên viên thanh toán quốc tế là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch quốc tế do vậy tính cẩn thận và kiến thức chuyên môn là những yêu cầu đầu tiên cho vị trí này.

1. Công việc

Công việc của một chuyên viên TTQT rất đa dạng tùy theo mức độ phát triển của giao thương quốc tế. Có thể tóm tắt công việc của chuyên viên thanh toán quốc tế như sau:

Phối hợp với các bộ phận để tiếp nhận các chứng từ, phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành,… và các giao dịch khác liên quan tới dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng;Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, giấy tờ mà khách hàng cung cấp, đảm bảo đúng mẫu, đúng quy định của Ngân hàng và pháp luật;Thông báo, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ cần thiết;;Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong phạm vi giao dịch thực hiệnĐề xuất ý kiến cải tiến chất lượng các sản phẩm, quy trình hiện hành để đơn giản hóa thủ tục và giảm thiểu tối đa thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng;Lưu giữ sổ sách, hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác kế toán theo quy định của Ngân hàng.Mức lương: 6,000,000 – 8,000,000 VND

2. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Trước đây, vị trí này đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm về giao dịch thương mại hay kinh nghiệm làm việc liên quan tài chính ngân hàng rất cao. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, với sự cởi mở hơn trong cơ chế tuyển dụng, các ngân hàng đã dành nhiều cơ hội hơn cho các bạn chưa có kinh nghiệm để bắt đầu từ vị trí Tài trợ thương mại và Thanh toán quốc tế. Đó cũng là cơ hội rất tốt cho những ai yêu thích vị trí này. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm thật chắc và thật vững các yêu cầu tuyển dụng của vị trí để lên kế hoạch công việc phù hợp cho mình.

Chuyên môn

Tốt nghiệp ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại thương.

Kỹ năng

Để trở thành chuyên viên thanh toán quốc tế, bạn cần có những kỹ năng sau:

Khả năng chịu áp lực cao: Tại vị trí TTQT áp lực là không thể tránh khỏi. Hằng ngày, chuyên viên TTQT phải chịu áp lực từ phòng Quan hệ khách hàng, rất nhiều hồ sơ phòng TTQT phải giải quyết. Vừa chịu áp lực thời gian vừa chịu áp lực về tính chính xác, bạn không được phép có những sai sót trong quá trình làm việc của mình;Thành thạo tiếng Anh: Với người làm TTQT thì tiếng Anh là yêu cầu vô cùng quan trọng. Hằng ngày phải làm việc với rất nhiều hợp đồng trong và ngoài nước buộc bạn phải giỏi Anh Văn về cả giao tiếp thông thường và chuyên ngành để đảm bảo tính chính xác của các giao dịch.Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word, Excel);Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính và tư duy logic;Năng động, giao tiếp tốt;Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm;Năng lực giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo.

3. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Bạn cần phải chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm ngay từ những công việc part time về bán hàng, tham gia các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng, tài chính tín dụng,…

Vì tiếng Anh là yếu tố rất cần thiết nên bạn hãy cố gắng thi 1 chứng chỉ Tiếng Anh để chứng nhận khả năng tiếng anh của bạn. Nếu bạn có 1 chứng chỉ như TOEIC khoảng 800 điểm, IELTS khoảng 6.0 thì bạn đã có 70% cơ hội để trúng tuyển vị trí TTQT hoặc Tài trợ thương mại.

4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Đối với công việc này, đòi hỏi bạn phải xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về tín dụng ngân hàng. Bạn có thể học tại các trường như đại học Ngân hàng, Ngoại thương,… hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn (khi bạn đã có kiến thức cơ bản và tốt nghiệp các ngành liên quan) như tại UB Academy.

Trở thành thực tập sinh tại Hội sở các Ngân hàng (hiện nay mô hình này khá nhiều, sau thời gian thực tập 6 tháng nếu làm tốt các bạn có thể ký hợp đồng chính thức). Đây là con đường phù hợp và được đánh giá là tốt nhất với các bạn sinh viên năm cuối.

Bạn có thể bắt đầu từ chuyên viên chứng từ xuất nhập khẩu tại các công ty xuất nhập khẩu, hoặc làm tại các công ty vận tải biển, công ty Logistics. Sau hơn một năm kinh nghiệm, các bạn có thể nộp đơn vào vị trí TTQT và Tài trợ thương mại. Kinh nghiệm Xuất nhập khẩu rất có ích cho 2 vị trí này.

5. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Vị trí này phù hợp với những ngân hàng mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế như:

Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương): Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhân viên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 2 công ty con tại nước ngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết.

Eximbank (Ngân hàng Xuất Nhập khẩu): Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

6. Con đường sự nghiệp

Hoàn thành tốt nhiệm vụ của vị trí này bạn có thể được cân nhắc, bổ nhiệm các vị trí cao hơn như phó phòng, trưởng phòng thanh toán quốc tế, phó giám đốc, giám đốc trung tâm thanh toán, giám đốc khối nghiệp vụ với mức thu nhập cao, tương đối hấp dẫn giao động từ 5.000$ đến 6.000$/ tháng. Công việc cấp quản lý TTQT như sau:

Quản lý toàn bộ hoạt động của Phòng Thanh toán Quốc tế;Tổ chức xây dựng kế hoạch hàng năm và chiến lược kinh doanh mảng Thanh toán Quốc tế phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống và mục tiêu kinh doanh được giao;Quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, chất lượng dịch vụ trong mảng công việc phụ trách.Ngoài vị trí TTQT Bạn còn có thể làm việc tại vị trí chuyên viên Thanh toán thương mại (TTTM) đây là vị trí giao hòa giữa Quan hệ khách hàng và TTQT, một vị trí mà hiện nay đang được các ngân hàng tuyển rất nhiều. Nếu có kiến thức TTQT thì rõ ràng bạn đang có lợi thế vượt trội hẳn.

Xem thêm: Tỷ Suất Lợi Nhuận Là Gì, ý Nghĩa Của Tỷ Suất Lợi Nhuận

7. Bạn sẽ làm việc với những ai?

Phối hợp làm việc với các bộ phận khác của ngân hàng;Gặp gỡ nhiều đối tượng khách hàng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp