Chia sẻ &aposNhất Huế, nhì Sịa&apos – Tác giả – tienkiem.com.vn | Tiên Kiếm

Chia sẻ về nhất Huế là nội dung mà Tienkiem.com.vn muốn chia sẻ tới các bạn trong

Nguyên Du là nhà báo gắn bó với vùng đất Huế. Tập tản văn Nhất Huế nhì Sịa vừa được nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2021. Sách nằm trong bộ ba cuốn: Nhất Huế, nhì Sịa; Bí bầu lớn xuống; Tiếng dạ tiếng thương.

Sách dày 220 trang, gồm 45 bài, đều viết về thành phố Huế, vùng ngoại ô và thị trấn Sịa, quê ngoại của tác giả.

Về bố cục, sách được chia làm ba phần, đi dọc theo cái nhìn trong tâm thức người viết, cũng là đưa bước chân người đọc dạo quanh từ Phố xá thân quen, ra đến Miền ngoại ô, rồi cuối cùng là Về quê ngoại, ở một vùng đất mà từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước chỉ xếp sau thành phố Huế, trong câu nói cửa miệng của mọi người, được lấy làm tên cho tác phẩm là Nhất Huế nhì Sịa.

Xu Hue anh 1

Bộ sách của tác giả Nguyên Du. Ảnh: P. P.

Nơi níu giữ tâm hồn văn chương

Phố xá thân quen của Nguyên Du là thành phố Huế. Huế vẫn là nhất, là trung tâm, là nơi nung nấu và níu giữ tâm hồn người đến với văn chương và đi tìm cái đẹp.

Đất và người nơi đây không còn là không gian địa lý, không gian sinh hoạt, gắn liền với thời gian bốn mùa mưa nắng đỏng đảnh đan xen, mà đã trở thành không gian, thời gian nghệ thuật khi nó lắng đọng và lấp lánh qua tâm hồn nồng nàn hoài cảm của Nguyên Du.

Vì vậy, anh dành cho phần này đến 22 bài, gắn liền với các địa danh như ga Huế, dinh tỉnh trưởng, đài phát thanh, ngã sáu, ngã giữa, trong đó có những địa danh hoặc tên gọi các sự vật chỉ có Huế mới có như Bến Ngự, Phủ Cam, An Cựu, Kho Rèn, Dã Viên, Bạch Hổ, Gia Hội, Trường Tiền, Quốc Học, sân vận động Tự Do…

Địa danh lay động và chắt lọc qua tâm thức của người viết hiển ngôn thành câu chữ, không còn đơn thuần là tên gọi của vùng đất, ngôi trường, đường phố, chiếc cầu, dòng sông, cỏ cây hoa lá…

Đó còn là con người, những nhân vật, trong đó có cả những danh nhân, những huyền tích, sự tích văn hóa – lịch sử, là tâm thức văn hóa nhân văn của thổ ngơi, xứ sở, được dẫn dắt một cách chậm rãi thông qua cảm quan nồng ấm cảm xúc, chất chứa đa cảm, đa mang của tác giả.

Huế hiển hiện ra trong những “khuôn hình” đẹp lung linh, thấm đẫm tính nhân văn, có chút kín đáo, dịu dàng nhưng cao sang và đài các như những thước phim quay chậm nằm vắt ngang hai thế kỷ đầy những biến động, đổi thay:

“Một sáng nào đó về đây ăn bún mệ Kéo, vào quán cà phê Papa trưng bày nhiều tranh của họa sĩ hoàng tộc tài hoa, nhìn qua ô cửa nhỏ, bạn sẽ thấy dòng chảy thời gian như ngưng đọng bởi nét cổ xưa, đầy hoài niệm”.

“Với người từ xa đến có thể dạo bước dưới bóng chiều tà, để thấm đẫm những giá trị vẹn nguyên một thời nơi phố cổ, không mênh mang như Phước Tích, không cũ kỹ như Bao Vinh mà gần gũi, ấm áp, nồng nàn như hương phố, hồn người” (Hồn phố Gia Hội).

Thời gian đứng yên nhưng con người và cuộc sống, mọi thứ đều vận động thay đổi, không có cái gì là vĩnh cửu muôn đời. Dưới góc nhìn của Nguyên Du, mọi đổi thay là tất yếu, nhưng vẫn ẩn chứa đầy những ưu tư, tiếc nuối khôn nguôi.

“Việc xóa kiến trúc lâu đời ở chân cầu phía Nam Trường Tiền năm 2010 đã giúp cho không gian bờ sông, chân cầu thoáng đãng để rộng nhìn dòng Hương lặng lờ tình tự, để có thêm nhiều bóng xanh nâng dáng phượng hồng một thời hoa đỏ!

Vậy mà tôi vẫn thấy tiếc nhiều và trống vắng mỗi lần ngang qua vì không gian ký ức xưa không còn nữa! Đây là một trong những kiến trúc đầu tiên của Pháp ở bờ Nam sông Hương khi chưa có cầu Trường Tiền và các kiến trúc khác xung quanh” (Đài Phát thanh Huế).

Xu Hue anh 2

Vẻ đẹp xứ Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Dạo quanh miền ký ức

Miền ngoại ô (có 13 bài) là vùng ven quanh phố, trong đó có Phường Đúc, là nơi chôn nhau cắt rốn của Nguyên Du, chỉ cách “trung tâm” anh nói trên chừng vài cây số. Đó còn là Long Thọ, Nguyệt Biều, Lương Quán, Cầu Lòn, Vọng Cảnh, Thiên An, Chín Hầm, Đập Đá, Chợ Dinh…

Huế bây giờ mở rộng hơn nhiều. Trước năm 1975, bên kia cầu Lòn đã là địa phận của Hương Thủy, ngược đường Lê Lợi về bên kia Đập Đá đã là địa phận của Phú Vang.

Viết về các địa danh, tác giả luôn lần ngược lại ngọn ngành giải thích tên gọi, rồi dốc ngược thời gian để đánh thức miền ký ức xa xôi và sâu thẳm trong tâm tưởng, dẫu rằng khi tỏ ra bất lực, anh cũng tự an ủi mình rằng: “Ký ức một vùng đất cũng như của mỗi một con người thôi, quên bớt những cái làm nên phiền muộn mà chắt chiu trân quý những tình cảm, kỷ niệm ngày xa, vun vén cho những gì đang có để mãi mãi thương yêu” (Bên dòng kênh cũ).

Ai đó đã nói rằng người nào nghĩ nhiều đến quá khứ, người đó không có tương lai. Nguyên Du là người có tâm hồn nghiêng về phía quá khứ xa xôi với thái độ chấp nhận cuộc chơi giữa đời.

Người viết không chỉ đọc nhiều, đi nhiều, gặp gỡ, tiếp xúc và ghi chép nhiều, chi chít những dấu chân trên đường và chữ nghĩa trên trang giấy, mà có khi còn ngồi một chỗ, ngồi rất lâu tưởng chừng như đã gần mấy mươi năm trong một quán cafe bên kia Đập Đá, đưa cái nhìn xa tận cuối chân trời:

“Ngồi ở đây có thể nhìn đường chân trời của Huế, nơi dòng sông Hương trải rộng đến thượng ngàn, có Trường Sơn xanh ngắt dưới những tầng mây bạc, khi chiều về là nơi ánh mặt trời lặng xuống nhuộm cố đô vàng trước khi ngả sang màu tím biếc của hoàng hôn”.

Ở phần Về quê (10 bài) là quê ngoại của Nguyên Du. Hóa ra, cả quê cha và quê mẹ của anh đều được xếp đầu bảng, ở vị trí nhất nhì. Từ bước chân cậu bé út thuở nào theo mẹ đi về Bao Vinh, thành Hóa Châu, đến Sịa rồi về An Lỗ, dừng chân ở suối nước nóng Thanh Tân, Tam Giang, Rú Chá, đầm Chuồn… cũng là một cuộc dạo quanh miền quê trong ký ức, và cũng nhờ thế mà trưởng thành.

Nếu hôm nào không được mẹ cho theo thì nôn nao chờ mẹ ở bến sông: “Tôi còn nhớ như mới đây thôi, chiều chiều xuống bến sông Hương, chờ mẹ theo xe Sịa về, gánh bộ triêng gióng ngược lên bến đò Kim Long qua Phường Đúc bên này. Đứa con út là tôi cứ thui thủi ngồi bên bến nước trông vời… Mới đó thôi mà đã 55 năm, đường về Sịa nay đã khác, cậu bé xưa nay tóc đã bạc, chỉ có hình ảnh, tình cảm, nỗi nhớ về mẹ là không khác bao giờ!” (Nhất Huế nhì Sịa, tr.184-185).

Tản văn là thể văn xuôi trữ tình, ở đó tác giả có thể xâu chuỗi nhiều sự kiện, nhiều chi tiết tản mạn được kết nối với nhau, thông qua sức liên tưởng mạnh mẽ, hay nói như ngôn ngữ của các nhà hậu hiện đại là sự kết nối có tính chất liên văn bản, để tạo nên những truyện không đầu không cuối.

Vì vậy, tản văn của Nguyên Du cũng thấp thoáng xuất hiện bóng dáng các nhân vật, như người mẹ tảo tần, người cha nghiêm khắc, người yêu rồi người vợ dịu hiền, các anh chị em ruột, hàng xóm láng giềng, bạn bè thời còn trung học, những người công tác cùng cơ quan, những bóng hồng làm lay động tâm hồn.

Ở đó cũng có văn nhân nghệ sĩ tài danh mà tác giả từng gặp và có kỷ niệm gắn bó, những nhân vật lịch sử có liên quan đất và người xứ thần kinh… Nhiều lắm, đông lắm, họ đứng chật trong tâm hồn đầy hoài niệm của tác giả, nhưng họ chỉ là hình tượng số đông thoáng hiện về vừa đủ gây “nhiễu sóng” cho ký ức mà thôi, còn hình tượng trung tâm vẫn là hình tượng tác giả, cái tôi trữ tình đủ sức chứa đựng và bộc lộ cảm xúc, tình cảm như hơi thở ấm áp, nhẹ nhàng nhưng có độ sâu và tỏa rộng trang văn.

Cái đáng đọc của văn chương Nguyên Du chính là ở chỗ ấy. Tất nhiên, không phải bài nào trong tập cũng hay với một người vừa in sách lần đầu. Còn đôi chỗ, đôi nơi anh chỉ mới dừng lại ở văn chương tân văn / báo chí, chưa đi đến tận cùng một cách rốt ráo vấn đề (Bên đường đi bộ, Nửa thế kỷ vẫn là cầu mới, Những đồi vọng cảnh…). Hơn cả, đọc Nguyên Du giúp ta hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và bổ ích về nước non xứ Huế.

Đã là người Huế hoặc những người yêu Huế, hãy đến với Huế từ những điểm sáng nhỏ nhoi, từ tấm bia đá, chiếc cầu, dòng sông, con đường… thông qua lối diễn ngôn thật thà, chân chất của Nguyên Du.

Tinh hoa nghệ thuật Huế qua góc nhìn phương Tây

Hơn 100 năm trước, “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế” ra đời, là công trình bề thế giúp bao lớp bạn đọc hiểu một cách hệ thống về tinh hoa nghệ thuật Huế.

20:55 2/11/2020