Phân tích Admin là gì? Công việc và quyền hạn của admin trong từng lĩnh vực là conpect trong bài viết bây giờ của blog Tiên Kiếm. Theo dõi content để biết chi tiết nhé.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì thuật ngữ Admin được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Chúng ta cũng hay bắt gặp thuật ngữ Admin trong các lĩnh vực khác nhau như: Admin website, Admin diễn đàn, Admin blog,… Vậy admin là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Admin là gì?
Admin là viết tắt của từ “Administrator” có nghĩa là quản trị viên hay người quản lý. Admin được xem là người có quyền quản lý cao nhất trong hệ thống làm việc. Tuy nhiên cũng theo từng ngành nghề mà vai trò cũng như quyền hạn của admin có thể không giống nhau.
Ví dụ: Trên các website thì Admin là người có quyền hạn cao nhất có thể điều hành, tùy chỉnh sửa nội dung của một trang website.
Còn đối với sales admin thì chỉ là nhân viên kinh doanh hay trợ lý kinh doanh.
2. Các admin phổ biến hiện nay
– Admin Facebook
Admin Facebook là người tạo dựng, quản lý và có tất cả quyền hạn với fanpage mà họ tạo ra. Các fanpage thường được tạo ra nhằm hướng nhiều đối tượng khác nhau, nhằm giải trí hay mua bán kinh doanh tùy theo mục đích của người Admin.
– Admin Web
Admin một website là người nắm giữ quyền hạn cao nhất đối với website. Admin website có thể là 1 người hoặc có thể nhiều người tùy theo mục đích của người tạo ra và phân quyền sử dụng cho người khác.
Admin website có quyền điều phối và kiểm soát tất cả quy trình hoạt động của một website, có quyền sử dụng những thông tin số liệu phân tích của website tại thời điểm nào đó từ đó có thể lựa chọn chiến lược phù hợp và định hướng nội dung phát triển website.
– Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng
Trên các diễn đàn, blog, trang cộng đồng là nơi bạn có thể thấya dmin nhiều nhất. Admin ở đây là người quản lý diễn đàn, blog,… Admin có quyền hạn cao nhất, họ là người sẽ kiểm duyệt nội dung mà các thành viên đăng tải trên trang của họ.
Admin có thể phân quyền thứ cấp cho các thành viên trong đội ngũ quản trị của họ như admin, mod, smod,… Ngoài ra, họ có quyền chọn lọc nội dung của người đăng, có quyền đánh dấu spam và xóa bỏ bài đăng, cũng có quyền khóa tài khoản người đăng vĩnh viễn.
– Mod là từ viết tắt của “Moderator”. Bạn có thể tưởng tượng đơn giản là: Trong 1 lớp học có 1 lớp trưởng, lớp trưởng này là admin, các tổ trưởng của từng tổ là mod.
– Smod là viết tắt của “Super Moderator”. Bạn có thể hiểu smod là một thành viên trong hội đồng ban quản trị của một diễn đàn hoặc một website.
3. Công việc của admin
Đối với Admin làm website công việc của họ là phân phối, điều hành tất cả các chương trình của website.
Còn Admin sale thì công việc của họ làm quản lý việc bán các sản phẩm và giám sát các công đoạn bán sản phẩm từ lúc đưa ý tưởng đến lúc sản xuất đưa ra thị trường.
4. Vai trò và quyền hạn của admin
Admin Website |
Admin Facebook |
Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng |
|
Vai trò |
Quản trị, kiểm soát quá trình hoạt động và tối ưu hóa website để có thể phát triển website tốt hơn và mang lại lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu. |
Tạo ra các fanpage, group trên các trang mạng xã hội nơi nhiều người thường xuyên tiếp cận. |
Tạo ra các diễn đàn, blog, trang cộng đồng. Từ đó định hướng nội dung cho người dùng bằng cách phân các chuyên mục khác nhau tùy theo sở thích, mục đích. |
Quyền hạn |
– Tạo, sửa, xóa các nội dung hiển thị trên website.- Phân quyền sử dụng cho người dùng thấp hơn trong đội ngũ quản trị. |
– Quản lý nội dung đăng tải và phát triển hệ thống.- Quản lý thành viên trong fanpage, group. |
– Quản lý nội dung và chọn lọc xóa các spam, nội dung xấu không phù hợp với chính sách mà diễn đàn đó đặt ra.- Quản lý thành viên trong diễn đàn, blog, trang cộng đồng. |
Các bạn đã biết thêm về admin là gì rồi phải không nào? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình!