Quận Phú Nhuận – Vùng đất mỹ danh giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh. Từ xa xưa, với lợi thế về vị trí, giao thông, nơi đây được xem là cửa ngõ quan trọng phía Bắc của thành phố.
Khi đến với quận Phú Nhuận, địa điểm nổi tiếng không thể không nhắc tới là chợ Phú Nhuận. Đây vừa là nơi giao thoa giữa trung tâm thành phố và quận Gò Vấp, vừa là nơi tập kết hàng hóa từ bao đời nay. Chính vì thế, nơi đây tập trung rất nhiều cư dân đến an cư lạc nghiệp.
Contents
Đôi nét về lịch sử quận Phú Nhuận
Năm 1698, thôn Phú Nhuận được thành lập và đông đảo cư dân khắp nơi đã quy tụ về sinh sống. Nhờ vị trí thuận lợi, nơi đây đã không ngừng phát triển và trở thành một làng lớn của phủ Tân Bình.
Vào thời Pháp thuộc, làng Phú Nhuận thuộc tổng Dương Hòa thượng, quận Gò Vấp đến năm 1956.
Đến năm 1975, quận Phú Nhuận được thành lập dựa trên cơ sở xã Phú Nhuận cũ và trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định. Sau này, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh và quận Phú Nhuận trực thuộc TP.Hồ Chí Minh.
Vị trí
Nằm về phía Tây Bắc của thành phố, vị trí quận Phú Nhuận có các hướng tiếp giáp như sau.
- Phía Đông: giáp Quận Bình Thạnh
- Phía Tây: giáp Quận Tân Bình
- Phía Nam: giáp Quận 1 và Quận 3
- Phía Bắc: giáp Quận Gò Vấp
Hành chính
Quận Phú Nhuận được phân chia thành 15 phường, là quận có mật độ dân số lớn nhất Sài Gòn. Trong đó, phường 11 được xem là trung tâm quận, với diện tích 0,23 km² và dân số 10.468 người.
-
Phường 1
DT: 19,96 ha; DS: 12.228 người
-
Phường 2
DT: 0,39 km²; DS: 15.425 người
-
Phường 3
DT: 0,19 km²; DS: 8.637 người
-
Phường 4
DT: 0,28 km²; DS: 13.518 người
-
Phường 5
DT: 0,3 km²; DS: 15.511 người
-
Phường 7
DT: 0,44 km²; DS: 2.122 người
-
Phường 8
DT: 0,3 km²; DS: 932 người
-
Phường 9
DT: 1,39 km²; DS: 18.588 người
-
Phường 10
DT: 33 km²; DS: 9.741 người
-
Phường 12
DT: 0,16 km²; DS: 682 người
-
Phường 13
DT: 0,14 km²; DS: 10.583 người
-
Phường 14
DT: 0,15 km²; DS: 8.500 người
-
Phường 15
DT: 0,23 km²; DS: 13.219 người
-
Phường 17
DT: 0,15 km²; DS: 9.713 người
Chú thích: DT: diện tích; DS: dân số (số liệu năm 1999).
Văn hóa & xã hội
Với dân số đông nhất thành phố, quận Phú Nhuận có rất nhiều tôn giáo khác nhau, có thời điểm tập trung tới 72 ngôi chùa. Từ thế kỉ XIX cho đến nay, những ngôi chùa này vẫn còn tồn tại, bên cạnh đó, vùng đất này sở hữu rất nhiều di tích lịch sử.
Một số ngôi chùa tại Quận Phú Nhuận và di tích lịch sử nổi tiếng mang tầm cỡ quốc gia như:
-
Di tích Quốc gia Đình Phú Nhuận
18 Mai Văn Ngọc, P.10
-
Di tích Quốc gia lăng Trương Tấn Bửu
41 Nguyễn Thị Huỳnh, P.8
-
Di tích Quốc gia lăng Võ Di Nguy
19 Cô Giang, P.2
-
Di tích lăng Võ Tánh
hẻm 19 Hồ Văn Huê, P.9
-
Di tích mộ Phan Tấn Huỳnh
hẻm 108 Huỳnh Văn Bánh, P.12
-
Di tích Phước Kiến Nghĩa Từ
đường Hoàng Minh Giám, P.9
-
Di tích nhà số 87A Trần Kế Xương
87A Trần Kế Xương, P.7
-
Di tích đền Hùng Vương
261/3 Cô Giang, P.1
-
Di tích chùa Từ Vân
62 Phan Xích Long, P.1
-
Di tích chùa Phú Long
58 Huỳnh Văn Bánh, P.15
Hạ tầng giao thông
Quận Phú Nhuận là nơi liên kết giữa trung tâm thành phố với các Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh nên nơi đây có rất nhiều con đường huyết mạch như: Nguyễn Văn Trỗi, Phan Xích Long, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Kiệm, Phan Đình Phùng…
Với hơn 30 năm phấn đấu không ngừng, quận Phú Nhuận giờ đây đã trở thành một trong những quận phát triển nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Mới đây, UBND thành phố đã phê duyệt và thông qua bản quy hoạch quận Phú Nhuận đến năm 2020, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như xã hội quận lên một tầm cao mới, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của thành phố nói riêng và đất nước nói chung.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các dự án BĐS tại Quận Phú Nhuận, thông tin nhà đất quận Phú Nhuận, căn hộ chung cư. Qúy khách vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn BĐS TinLand để được hỗ trợ và giải đáp miễn phí.