Review CPC là gì? Ưu nhược điểm và cách kiểm soát, tiết kiệm chi phí CPC là conpect trong content hôm nay của Tiên Kiếm. Theo dõi content để biết chi tiết nhé.
Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, trong đó hình thức CPC là một trong những chiến dịch được người dùng sử dụng khá phổ biến nhằm đưa thông tin về sản phẩm, công ty, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Tham khảo bài viết bên dưới để tìm hiểu rõ hơn về CPC là gì? Ưu nhược điểm CPC. Cách kiểm soát, tiết kiệm chi phí CPC.
1. CPC là gì?
CPC được viết tắt từ Cost Per Click là một hình thức quảng cáo được trả phí phù hợp cho các hãng, cửa hàng bán lẻ và doanh nghiệp. Hình thức này được thanh toán dựa trên số lần khách hàng click chuột vào quảng cáo trên điện thoại hoặc máy tính. Bên cạnh đó, một số nhà quảng cáo có thể chi trả nhiều tiền hơn với mỗi lần click chuột so với nhà quảng cáo khác tùy thuộc vào những gì họ đang quảng cáo.
2. Cách thức hoạt động của CPC
CPC có nghĩa là chi phí cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo trên Google Ads, hay nói cách khác là bạn phải chi trả một số tiền khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn trên Google. Nó thể hiện sự quan tâm và chú ý quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp thông qua mỗi cái click chuột.
CPC cho phép lựa chọn và phân vùng khách hàng theo mục tiêu và tiêu chí như tuổi tác, giới tính, vị trí địa lí,…
Điểm chất lượng của mẫu quảng cáo ảnh hưởng đến thứ tự quảng cáo của bạn ở trên Google, giá thầu tối đa của bạn với đối thủ.
Các nhà quảng cáo sẽ tự động đặt giá thầu cho các chiến dịch CPC, giá thầu có thể thấp hơn hoặc bằng so với giá thầu tối đa của bạn. Để có được giá này nó phải trải quan phiên đấu thầu với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng một thời điểm.
3. Ưu nhược điểm của CPC
– Ưu điểm
Ngân sách quảng cáo được tối ưu chính là ưu điểm nổi bật của quảng cáo CPC. Cụ thể là bạn sẽ không mất bất kì chi phí nào nếu như quảng cáo hiển thị đến với những người không nằm trong phân vùng và mục tiêu của bạn và họ không nhấp chuột vào quảng cáo.
– Nhược điểm
Doanh nghiệp không thể xác định được số lần nhấp chuột hay những những cú nhấp chuột phát sinh trong một thời điểm nào đó mà chỉ có thể tối ưu mẫu quảng cáo. Ở hình thức quảng cáo CPC chi phí có phần nhỉnh hơn so với hình thức quảng cáo CPM.
4. Các nhà cung cấp CPC
Hình thức quảng cáo CPC ở Việt Nam chủ yếu là do Google Adwords, Facebook Ads cung cấp.
Việt Nam có hai mạng quảng cáo cung cấp dịch vụ CPC đó là vietad của Moore corp và AdNet của PeaceSoft. Tuy nhiên do hạn chế về công nghệ và mặt hàng quá hạn hẹp nên hai mạng này phát triển không được như mong đợi.
Có lẽ chợ quảng cáo lớn nhất ở thời điểm hiện tại với những mặt hàng lớn và phủ đến tận 30 triệu độc giả là AdMarket – Admicro của Vccorp. Thế mạnh của Vccorp đặc biệt là về công nghệ, có cung cấp thêm nhiều hình thức tiếp cận khách hàng (vùng miền, sở thích,…) mà các nhà mạng khác chưa thể đáp ứng được.
5. Cách kiểm soát và hạ giá CPC tối ưu
– Nâng điểm chất lượng
Hiện nay chiến dịch CPC đã được Google xây dựng một hệ thống giảm giá nếu bạn tối ưu được quảng cáo và điểm chất lượng quảng cáo cao. Để thực hiện được điều này bạn cần tăng tỷ lệ click chuột, sử dụng từ khóa và các nhóm quảng cáo có liên quan đến nhau.
– Tối ưu hóa nội dung, cải thiện trang đích
Tìm hiểu và xem xét những click chuột mới, mở rộng tìm kiếm của bạn. Phân phối ngân sách hợp lý, lọc và ngăn chặn những click ảo tránh thất thoát chi phí.
– Vấn đề chống lại click ảo trong quảng cáo CPC, CPM
Các nhà mạng quảng cáo lớn đang đối mặt với vấn đề vô cùng khó khắn đó là nạn click ảo, và có 2 hình thức click ảo là vô ý và cố ý.
Bạn nên sử dụng các công nghệ để phòng chóng click tặc, click ảo dựa vào địa chỉ IP, cookies, trình duyệt, hệ điều hành,…
6. Khi nào nên dùng CPC cho Facebook Ads
Chiến dịch CPC là một hình thức tốt để dẫn dụ và tìm kiếm người dùng. Trong trường hợp bạn biết cách để kích người dùng thì hãy chọn CPC vì nó mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.
Để kiểm độ hiệu quả của quảng cáo trên Facebook bạn nên chọn CPC. Khi mà quảng cáo đã quen thuộc với người dùng thì thời gian sau số lượng click chuột sẽ giảm xuống, giúp bạn tiết kiệm được chi phí hơn.
Chọn CPC nếu bạn muốn khách hàng có một hành động cụ thể (vào thăm website, mua hàng,…) và mang lại hiệu quả nhất để đem lại ROI cao cho chiến dịch.
Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đến liên quan đến chiến dịch quảng cáo CPC. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau!