Sự thật về Distribution Là Gì – Nghĩa Của Từ Distribution

Chia sẻ Distribution Là Gì – Nghĩa Của Từ Distribution là conpect trong content hiện tại của Tienkiem.com.vn. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.

Nếu bạn đã một bậc “lão làng” trong ngành Marketing thì cụm từ Distribution sẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ. Bởi lẽ hiểu đúng bản chất của Distribution mới có thể giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm hiệu quả đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, là một “tân binh mới” thì chắc hẳn bạn sẽ chưa thể hiểu hết tầm quan trọng của Distribution đối với hoạt động Marketing doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu Distribution là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Distribution là gì

Distribution là gì?

Theo dịch nghĩa, Distribution là phân bổ. Trong Marketing, Distribution được hiểu là hoạt động doanh nghiệp vừa bán, vừa cung cấp sản phẩm, dịch từ nhà sản xuất đến với khách hàng. Hay có thể hiểu ngắn gọn là phân phối sản phẩm. Khi các doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được nhiều người biets đến và vươn ra phạm vi toàn cầu, điều quan trọng là phải cải thiện các kênh phân phối để đảm bảo rằng khách hàng và tất cả các thành viên của nhóm phân phối đều cảm thấy hài lòng. Tùy thuộc vào loại hình phân phối mà có thể thu hút nhiều người cùng tham gia vào quá trình này.

*

Distribution đươc hiểu là phân phối

Tầm quan trọng của Distribution

Không thể phủ nhận một điều rằng, phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp vì đây chính là cầu nối duy trì và cải thiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bởi lẽ nếu trong quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nếu xảy ra một số tình trạng như: tắc nghẽn trong khi lưu thông, giao hàng thiếu hụt….sẽ khiến cho khách hàng và nhà bán lẻ cảm thấy rất khó chịu mà mất niềm tin. Chính vì vậy, để việc phân phối sản phẩm thật sự thành công, quá trình phân phối phải được kiểm soát chặt chẽ, diễn ra theo đúng tiến độ để đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy tin tưởng, hài lòng.

Ngoài ra, thông qua các kênh phân phối khác nhau đến khách hàng cũng như các nhà cung cấp bán lẻ, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, điều chỉnh số lượng xuất ra đúng theo dự kiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các kênh phân phối trong Marketing

Sau khi giải thích Distribution là gì, mời bạn đọc tìm hiểu các kênh phân phối chính trong Marketing thông qua một số luận điểm dưới đây.

*

Kênh phân phối là cầu nối giữa khách hàng với nhà sản xuất

Kênh phân phối trực tiếp

Phân phối trực tiếp được xem là một hình thức phân phối vô cùng hữu ích để bán bất kỳ một loại sản phẩm nào ở mức giá trung bình, không phải mua hàng hằng ngày và có thời gian sử dụng khá lâu. Có thể kể đến một số mặt hàng phổ biến như: quần áo, văn phòng phẩm, máy lọc không khí, đồ trang sức….

Phân phối trực tiếp có nghĩa là nhà sản xuất tìm ra cách giao tiếp trực tiếp với khách hàng mà không cần sử dụng bất kỳ khâu trung gian nào mà sẽ tự mình làm nhiệm vụ giao dịch, đóng gói, giao hàng và vận chuyển.

Xem thêm: Illustrator Là Gì – 10 Lý Do Bạn Nên Học Adobe Illustrator

>> Bạn đọc quan tâmMarketing trực tiếp là gì? 4 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Kênh phân phối gián tiếp

Đây là hình thức mà nhà sản xuất sẽ chọn cách làm việc với các đại lý hoặc nhà môi giới. Hình thức này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất sẽ quyết định giao trực tiếp một phần nhiệm vụ của mình cho các bên trung gian.

Có thể lấy một ví dụ cụ thể như sau: Trong ngành công nghiệp thực phẩm, Trước khi ký hợp đồng với một nhà môi giới, nhà sản xuất thực phẩm sẽ phải tự cung cấp cho các cửa hàng sản xuất. Và đó thường là trường hợp của các nhà cung cấp nhỏ hơn. Tuy nhiên, khi công việc kinh doanh mở rộng, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế để vận chuyển sản phẩm của họ đến tận các cửa hàng. Điều đó sẽ được thực hiện bởi một nhà môi giới (hay còn được lại là bên trung gian) để xử lý việc bán hàng, hoặc một nhà phân phối, người sẽ đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.

Thông qua ví dụ trên cho thấy một điều, đối với kênh phân phối gián tiếp, ưu điểm lớn nhất chính là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc thuê nhân công cũng như quá trình vận chuyển.

*

Phân phốigián tiếp

Kênh phân phối bán buôn/bán lẻ

Việc các doanh nghiệp phân phối sản phẩm cho các nhà bán buôn, bán lẻ là một hình thức được ưu tiên bởi vì các nhà bán buôn, bán lẻ mua sản phẩm từ nhà sản xuất sẽ chịu mọi rủi ro nếu như sản phẩm của họ không bán chạy. Ưu điểm của hình thức này đó là người tiêu dùng cũng như hệ thống bán buôn, bán lẻ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi chính nhà sản xuất sẽ đưa những thông tin một cách chính xác, minh bạch về sản phẩm mà họ đang cung cấp.

Kênh phân phối điện tử

Trong thời đại mạng xã hội đang phát triển và bùng nổ mạnh mẽ, nhắc đến kênh phân phối điện tử là người đọc sẽ liên tưởng ngay đến Internet. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức mua bán trao đổi sản phẩm thông qua một số mạng xã hội phổ biến để giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Tận dụng lợi thế đó, hình thức này được doanh nghiệp lựa chọn để có thể tương tác với khách hàng, nhờ đó mà quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Xem thêm: Std Là Gì – Stds Sexually Transmitted Diseases, What Are

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan Distribution là gì và các kênh phân phối phổ biến trong Marketing. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc sử dụng các kênh phân phối khác nhau để có thể kết nối và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp