Tìm hiểu Check out là gì? Kiến thức A-Z về check out trong lĩnh vực khách sạn

Nhận xét Check out là gì? Kiến thức A-Z về check out trong lĩnh vực khách sạn là ý tưởng trong bài viết hiện tại của chúng tôi . Tham khảo content để biết chi tiết nhé.

Khi book khách sạn, bạn thường nghe nhân viên lễ tân nói đến việc check out, nhưng bạn chưa thực sự hiểu check out là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm check out là gì và giải thích những thuật ngữ liên quan đến cụm từ này trong lĩnh vực khách sạn. Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị này nhé!

1. Check out là gì?

Để hiểu rõ nghĩa cụm từ check out là gì, hãy cùng tìm hiểu nghĩa của từng từ trước nhé!

– Check được hiểu là động từ chỉ hành động kiểm tra, đánh dấu hay còn được coi là từ để miêu tả hành động để giữ lại, kiểm tra, kiểm soát ai đó, vật gì đó khi thấy bất thường.

– Out được hiểu là bên ngoài, ở ngoài, ra ngoài.

Khi ghép 2 từ lại thì ta có thể hiểu rằng, check out là kiểm tra thông tin thanh toán để rời khỏi nơi nào đó hoặc chỉ việc hoàn thành các thủ tục và thanh toán các hóa đơn trước khi đi đến nơi khác.

Tuy nhiên, nghĩa của check out còn tùy vào từng trường hợp sẽ có sự thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh đó.

Check out là kiểm tra thông tin thanh toán

Check out là kiểm tra thông tin thanh toán

2. Check out là gì trong khách sạn?

Trong khách sạn, check out là để chỉ đến việc kiểm tra hành lý, thanh toán hóa đơnhoàn tất những thủ tục trước khi du khách trả phòng và rời khỏi khách sạn.

Những thủ tục được hoàn tất dưới sự hướng dẫn của nhân viên lễ tân và bạn có thể di chuyển đến địa điểm khác sau khi check out tại khách sạn.

Trong khách sạn, check out là để chỉ đến việc kiểm tra hành lý

Trong khách sạn, check out là để chỉ đến việc kiểm tra hành lý

3. Check-out time là gì?

Check-out time là để chỉ thời hạn trả phòng của du khách khi book phòng tại khách sạn, thời hạn check out sẽ được nhân viên lễ tân thông báo sau khi bạn book phòng.

Check-out time là để chỉ thời hạn trả phòng của du khách khi book phòng tại khách sạn

Check-out time là để chỉ thời hạn trả phòng của du khách khi book phòng tại khách sạn

4. Express Check-Out là gì?

Vào những thời điểm có sự tăng cao về nhu cầu du lịch, các khách sạn sẽ áp dụng hình thức Express Check-Out hay còn gọi là check out nhanh để tránh tình trạng khách hàng mất nhiều thời gian để xếp hàng đợi check out và làm quá tải khách hàng tại quầy lễ tân của khách sạn.

Express Check-Out Là hình thức thanh toán nhanh mà khách sạn đưa ra để khách hàng thanh toán hóa đơn trước 1 ngày, có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ủy quyền thanh toán.

Express Check-Out Là hình thức thanh toán nhanh mà khách sạn đưa ra để khách hàng thanh toán hóa đơn trước 1 ngày

Express Check-Out Là hình thức thanh toán nhanh mà khách sạn đưa ra để khách hàng thanh toán hóa đơn trước 1 ngày

5. Tầm quan trọng của việc check out đối với khách sạn

– Giúp khách sạn nắm được thông tin chính xác về tình trạng phòng, số lượng phòng trống và số lượng khách đang lưu trú tại khách sạn: Các lượt check out của khách sẽ được nhân viên lễ tân lưu lại giúp việc quản lý thông tin diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

– Khách sạn dễ dàng tiếp nhận những phản hồi trực tiếp về dịch vụ của du khách: Khi check out, nhân viên sẽ là người trực tiếp hỏi khách hàng về độ hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ tại đây giúp khách sạn dễ tiếp nhận các phản hồi của khách hàng để khắc phục những nhược điểm cũng như phát huy những mặt tích cực.

– Giúp khách hàng dễ dàng mở rộng dịch vụ: Trong nhiều trường hợp khách hàng sẽ có nhu cầu về các dịch vụ khác như thuê xe, vui chơi, mua sắm,… Điều này giúp khách sạn liên kết với nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ và mở rộng dịch vụ dễ dàng hơn.

Việc check out mang lại nhiều lợi ích cho khách sạn

Việc check out mang lại nhiều lợi ích cho khách sạn

6. Quy trình check out trong khách sạn

Bước 1: Nhân viên lễ tân tiếp nhận yêu cầu check out của khách với thái độ chuyên nghiệp, lịch sự. Khi này, họ sẽ hỏi về mức độ hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ của khách sạn cũng như về cơ sở vật chất, nhân viên phục vụ có làm khách hài lòng.

Bước 2: Lễ tân sẽ hỏi số phòng khách muốn trả, nhận lại chìa khóa phòng và thông báo bộ phận có liên quan để kiểm tra phòng được trả.

Bước 3: Kiểm tra những dịch vụ mà khách đã sử dụng có tính phí trên hệ thống.

Bước 4: Thông báo tổng chi phí mà khách hàng cần thanh toán và nhận thông tin của bên kiểm tra phòng.

Bước 5: Nhân viên sau khi lập hóa đơn, đưa khách kiểm tra và nhận phản từ khách hàng (nếu có).

Nhân viên sau khi lập hóa đơn, đưa khách kiểm tra và nhận phản từ khách hàng (nếu có)

Nhân viên sau khi lập hóa đơn, đưa khách kiểm tra và nhận phản từ khách hàng (nếu có)

Bước 6: Thực hiện thanh toán, kiểm tra và xác nhận tổng chi phí khách thanh toán, đóng dấu vào hóa đơn.

Bước 7: Nhân viên trả khách giấy tờ tùy thân hoặc đồ ký gửi. Nếu chưa nhận lại chìa khóa trước đó, nhân viên cần yêu cầu khách đưa lại chìa khóa phòng.

Bước 8: Bộ phận lễ tân hoàn tất các thủ tục, cúi chào và liên lạc nhân viên hành lý mang hành lý khách ra xe.

Bước 9: Chào tạm biệt khách và hẹn gặp lại.

Sau khi check out, bạn có thể rời khỏi khách sạn và di chuyển đến nơi khác

Sau khi check out, bạn có thể rời khỏi khách sạn và di chuyển đến nơi khác

7. Quy định về thời gian check out trong khách sạn

7.1. Thời gian check out trong khách sạn

Thời gian check out sẽ được quy định phụ thuộc vào nội quy của từng khách sạn chứ không có quy định chung cho tất cả khách sạn.

Tuy vậy, khoảng thời gian check out phổ biến nhất là vào khoảng 12 giờ trưa, nếu du khách check out sau khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng bị tính thêm phí hoặc bị phạt.

Bạn cần nắm rõ các quy định của khách sạn để tránh xảy ra các trường hợp không đáng có và ảnh hưởng đến chuyến du lịch của bản thân nhé!

Nhiều khách sạn sẽ tính thời gian lưu trú bắt đầu từ 12 giờ đêm

Nhiều khách sạn sẽ tính thời gian lưu trú bắt đầu từ 12 giờ đêm

7.2. Tại sao giờ check out ở khách sạn là 12 giờ trưa?

Phần lớn du khách đến khách sạn với mục đích để nghỉ ngơi, dừng chân trong chuyến du lịch. Vậy nên trả phòng lúc 12 giờ trưa, khi đó khách hàng sẽ được đảm bảo về giấc ngủ, cũng như có thời gian thoải mái để chuẩn bị lý check out.

Mặc khác, thời gian check out vào lúc 12 giờ sẽ thuận tiện cho bộ phận Buồng phòng (House Keeping) dọn dẹp và chuẩn bị giao phòng cho lượt khác mới. Tổng số nhân viên dọn dẹp sẽ ít hơn số phòng hiện có của khách sạn, vì vậy việc dọn dẹp sẽ kéo dài từ 15 đến 30 phút nên 12 giờ trưa là thời điểm thuận lợi để nhân viên tranh thủ dọn dẹp lại phòng.

Vì vậy, nhiều khách sạn sẽ tính thời gian lưu trú bắt đầu từ 12 giờ đêm, cũng giải thích cho việc tại sao khách sạn sẽ tính chi phí thuê phòng dựa trên đơn vị “đêm” chứ không phải “ngày”.

8. Một số lưu ý khi check out

– Khách hàng cần lưu ý thời gian check out để tránh tình trạng check out trễ và mất thêm phí.

– Kiểm tra lại hóa đơn kỹ trước khi rời khỏi khách sạn phòng trường hợp nhân viên tính nhầm loại dịch vụ bạn sử dụng.

– Khách hàng nên kiểm tra lại hành lý trước khi rời khỏi phòng và check out tránh trường hợp khách bỏ quên đồ.

Những điều cần lưu ý khi check out

Những điều cần lưu ý khi check out

9. Một số ý nghĩa khác của check out

Check out là cụm từ không để chỉ một hành động hay sự việc nhất định. Tùy từng trường hợp cụm từ sẽ mang ý nghĩa bao quát khác nhau. Để hiểu hơn về một số ý nghĩa khác của check out, mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu những mục bên dưới nhé!

9.1. Check out là gì trong mua hàng?

Khi mua hàng, bạn sẽ phải thanh toán hóa đơn cho những sản phẩm bạn vừa mua, đây được coi là check out trong mua hàng. Nó giúp bạn kiểm tra lại sản phẩm mình mua đã số lượng và mẫu mã chưa, còn để kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trong mua hàng, check out là chỉ đến việc bạn thanh toán các hóa đơn

Trong mua hàng, check out là chỉ đến việc bạn thanh toán các hóa đơn

Các thành phần cơ bản của hệ thống check out trong bán hàng bao gồm:

– Phần mềm quản lý: Để kiểm soát các thông tin mua sản phẩm của khách hàng, cập nhật chính xác thời gian check out sản phẩm người mua. Đây được coi là thành phần thiết yếu nhất trong hệ thống check out.

– Máy quét mã vạch: Để gửi thông tin của sản phẩm (tên sản phẩm, giá,…) thông qua mã vạch về máy chủ để tiến hành quá trình check out.

– Điện thoại, laptop, máy tính để bàn: Để theo dõi những sản phẩm khách hàng đã mua, tính tổng số lượng mua và thực hiện quá trình check out.

– Máy in mã vạch: Để theo dõi những mặt hàng khách đã mua và thời điểm mua hàng. Sau khi check out, khách hàng sẽ nhận được hóa đơn, trên đó cho bạn biết những sản phẩm đã mua, số lượng mua, tổng tiền, thời gian mua,…

9.2. Check out là gì trong lĩnh vực hàng không?

Trong hàng không, check out là chỉ đến việc đợi hoàn tất các thủ tục, nhận hành lý ký gửi và đồ cá nhân trước khi rời khỏi sân bay.

Trong hàng không, check out là chỉ đến việc đợi hoàn tất các thủ tục

Trong hàng không, check out là chỉ đến việc đợi hoàn tất các thủ tục



Xem thêm

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết thêm nhiều thuật ngữ check out để dễ dàng thực hiện những thủ tục, giấy tờ nhanh chóng hơn. Đừng quên chia sẻ với mọi người để cùng biết những thông tin thú vị này nhé!