Bình luận F5 Là Gì – Nhấn F5 Cho Cuộc Sống là chủ đề trong content hôm nay của chúng tôi . Đọc content để biết đầy đủ nhé.
Nút Refresh là gì?
Dù Windows thế hệ nào, nâng cấp ra sao thì nút Refresh vẫn mãi xuất hiện ở đấy, luôn nguyên vị trí vốn có từ bao đời nay. Đó là một menu mặc định hiện lên ở giao diện chung của máy tính khi bạn nhấn chuột phải, và Refresh xuất hiện ở ngay dòng thứ 3, nơi mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy.
Bạn đang xem: F5 là gì
Máy tính Windows thời nào cũng sẽ bố trí nút Refresh ở vị trí cố định này
Và cứ 10 người sử dụng máy tính, kể cả laptop lẫn máy tính để bàn, thì hết 9 người thường xuyên thực hiện hành động nhấn chuột phải rồi chọn Refresh vài phát khi cảm giác thiết bị đang hoạt động chậm chạp. Thói quen này của người dùng phổ biến đến nỗi không thể biết nó xuất phát từ bao giờ.
Refresh sẽ phát huy tác dụng trong những trường hợp sau:
– Làm mới nội dung hiển thị, giúp người dùng cập nhật về nội dung tệp tin, thư mục khi máy tính vẫn chưa hiện lên đúng lúc.
– Sắp xếp lại biểu tượng phần mềm ở giao diện.
– Biểu tượng giao diện bị lỗi, không hiển thị hoặc thực hiện đúng chức năng.
Xem thêm: Query Là Gì – Các Bước Tạo Một Câu Query Access
Có lẽ ý định sử dụng nút F5 hay Refresh của đại đa số người dùng đều không nằm trên những trường hợp trên đúng không? Vậy có nghĩa là Refresh chưa bao giờ có tác dụng giúp máy tính chạy nhanh hơn, hay giải quyết tình trạng giật/lag. Tất cả chỉ đang hiểu lầm ý nghĩa thật sự của Refresh.
Một lần không đủ, nhấn liên tục Refresh liên tục mới đủ?
Nhấn liên tục F5 nghĩa là máy tính sẽ trở nên mạnh hơn trong thời gian dài chăng?
Nhiều người khi dùng Refresh thì không bao giờ dừng lại ở một lần nhấn mà phải nhấn liên tục thao tác đó, kéo dài vài lần trên máy tính rồi mới dừng lại. Nguyên nhân có lẽ là vì họ tin rằng hành động này càng nhiều thì máy tính chạy càng nhanh, và với mức độ sử dụng phổ biến thì có thể thấy ý nghĩa này đã chiến thắng cảm giác của rất nhiều người.
Sự giải đáp cho tâm lý của người dùng vào trường hợp này chính là biểu hiện của tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), khiến họ luôn có cảm giác nghĩ đến một thứ gì đó, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi ép buộc nhất định nào đó để giảm bớt căng thẳng. Những người mắc chứng OCD sẽ có biểu hiện về ý nghĩ và hành vi lặp lại một cách vô nghĩa, không kiểm soát được, chẳng hạn như nâng lên đặt xuống đồ vật liên tục, hoặc tắm rửa vài lần trong ngày mà vẫn chưa thỏa mãn.
Xem thêm: Bidding Là Gì – Đấu Thầu Cạnh Tranh (Competitive Bidding) Là Gì
Một điều đáng quan ngại là những người không thuộc trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế, mà họ lại bắt chước khi theo dõi những người quen làm việc với máy tính, nhất là những ai chuyên sâu về công nghệ, khi mà họ cũng vô tình có thói quen Refresh nhiều lần và để người khác nhìn thấy. Một chuyên gia với cặp kính dày cộm và coi máy tính là “bạn gái”, thì bất kì thao tác nào của họ cũng trở nên đáng tin cậy. Dần dần, những người nhìn theo cũng sẽ nghĩ rằng “đã Refresh là phải nhiều”, nếu không thì sẽ cảm thấy chưa đủ, không thoải mái với hành động đó.
Đừng giữ mãi thói quen này nếu không muốn bàn phím nhanh bị liệt mà máy tính vẫn không thể mượt mà hơn nhé!
Suy cho cùng, tất cả đều hướng về một lời khẳng định, nút F5 hay Refresh bé nhỏ kia không giúp máy tính hoạt động mạnh mẽ trở lại, vì thế hãy ngưng hành hạ nó hằng giờ nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp