Chia sẻ Thiết Kế 2 Bước Là Gì là ý tưởng trong nội dung hôm nay của Tienkiem.com.vn. Tham khảo content để biết đầy đủ nhé.
Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.
Bạn đang xem: Thiết kế 2 bước là gì
Thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước là gì là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc đang gặp phải. Đặc biệt, những bạn nào làm về quản lý dự án, thẩm định và tư vấn thiết kế thì cần phải nắm rõ vấn đề này hơn bao giờ hết.
Để giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình cũng như giải đáp thắc mắc cho tất cả những bạn đọc khác. Shun Deng hệ thống lại 3 bước thiết kế trong quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Contents
Thiết kế 1 bước là gì ?
Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Các bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành 1 bước và được gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Khi thiết kế 1 bước, để triển khai bản vẽ thi công. Bạn có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Những công trình nào chỉ phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
Theo điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Những dự án đầu tư xây dựng chỉ phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật bao gồm :
Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo.Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có tổng mức đầu tư không quá 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Thiết kế 2 bước là gì ?
Thiết kế 2 bước bao gồm thiết kế cơ sở & thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 1 bước).
Thiết kế 2 bước được áp dụng đối với những công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng (trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c). Ở thiết kế 2 bước, thiết kế bản vẽ kỹ thuật & thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành 1 bước và được gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Thiết kế 3 bước là gì ?
Thiết kế 3 bước bao gồm thiết kế cơ sở; thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công.
Thiết kế 3 bước được áp dụng đối với những công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng. Tuy theo độ phức tạp của công trình xây dựng, việc thiết kế 3 bước do chủ dầu tư quyết định.
Đối với thiết kế 2 bước, 3 bước thì bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bản vẽ thiết kế trước đó (đã được phê duyệt).
Nội dung của các hồ sơ thiết kế
Nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở
Nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở được Shun Deng trình bày trong bài viết Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?
Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Bao gồm 3 phần :
Phần thuyết minhPhần bản vẽTổng dự toán
Phần thuyết minh
Thuyết minh tổng quát
Tóm tắt nội dung cơ bản của dự án đầu tư được phê duyệt.
Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng.
Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
Thông tin và chỉ tiêu cần đạt dựa trên phương án được lựa chọn.
Thiết kế tổ chức xây dựng: Nêu lên các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong quá trình xây dựng.
Điều kiện tư nhiên, tác động của môi trường chi phối thiết kế
Tài liệu địa hình, địa chất công trình thủy văn, khí tượng ở khu vực xây dựng.
Điều tra tác động môi trường, điều kiện phát sinh sau khi lập dự án đầu tư xây dựng.
Giải pháp kinh tế kỹ thuật
Năng lực, công suất thiết kế và các thông số của công trình.
Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.
Những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
Giải pháp công nghệ:
Phương pháp sản xuất và bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất và sử dụng.
Tính toán và lựa chọn thiết bị.
Biện pháp an toàn lao động, an toàn sản xuất, PCCC, bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh dự án đầu tư.
Giải pháp kiến trúc xây dựng:
Bố trí tổng mặt bằng, diện tích đất, diện tích xây dựng công trình (kể cả công trình phục vụ thi công).
Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, nền móng,…
Giải pháp kỹ thuật xây dựng : kết cấu chịu lực chính, nền móng có bản tính kèm theo nêu rõ cơ sở, phương pháp và kết quả tính toán.
Xem thêm: Sửa Lỗi Win 7 Bằng Hiren Boot, Mẹo Nhanh Nhất
Lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất.
Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nhiệt, cấp nước, thoát nước, thông tin, báo cháy, điều khiển tự động… có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quá tính toán.
Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.
Trang trí ngoại cảnh, tiểu cảnh bên ngoài: trồng cây xanh, sân vườn, lối đi…
Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính, thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.
Phần bản vẽ
Hiện trạng mặt bằng và vị trí trên bản đồ của công trình xây dựng.
Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và hệ thống kỹ thuật.
Bản vẽ phối cảnh toàn bộ công trình.
Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng và các công trình hạ tầng ngoài công trình.
Dây chuyền công nghệ và các thiết bị chính.
Mặt bằng, mặt đứng, mắt cắt của từng hạng mục công trình.
Bố trí trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ cần thiết.
Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính của công trình.
Các hệ thống, hạng mục bên trong công trình : điện nước, thông gió, điều hòa nhiệt độ, thải nước,..
Lối thoát nạn và giải pháp phòng cháy chữa cháy.
Các hạng mục bên ngoài công trình như tường rào, sân vườn, cây xanh,…
Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.
Phần tổng dự toán
Tổng dự toán xây dựng công trình nói lên toàn bộ chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.
Nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
Bao gồm 2 phần chính :
Phần bản vẽ thi côngPhần dự toán thiết kế bản vẽ thi công
Phần bản vẽ thi công
Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình; thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có bảng liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.
Chi tiết các bộ phận công trình : thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công.
Chi tiết lắp đặt thiết bị công nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá.
Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường.
Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành.
Bảng tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).
Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình.
Phần dự toán thiết kế bản vẽ thi công
Căn cứ và cơ sở để lập dự toán.
Xem thêm: O/F Là Gì – Nghĩa Của Từ Of
Bảng tiên lượng, dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.
Chuyên mục: Hỏi Đáp