Mất ngủ, đau đầu, giảm trí nhớ, rối loạn kinh nguyệt,… là các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị stress nặng. Tình trạng này kéo dài không chỉ làm giảm hiệu suất lao động – học tập mà còn tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Vì vậy, cần phát hiện và can thiệp điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tâm lý.
7+ Dấu hiệu bạn đang bị stress nặng
Stress (căng thẳng thần kinh) là phản ứng của cơ thể (bao gồm phản ứng tâm lý, sinh lý, hành động) của một cá nhân khi cố gắng thích nghi với những áp lực và sự thay đổi từ bên trong/ bên ngoài. Stress không toàn toàn có hại cho sức khỏe. Bởi đây cũng có thể là động lực kích thích sự tập trung, năng động và linh hoạt khi lao động – học tập.
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, cường độ học tập và làm việc cũng tăng lên đáng kể. Điều này làm tăng tỷ lệ stress, căng thẳng ở người trưởng thành và trẻ nhỏ. Mặc dù được xem là động lực để phát triển nhưng stress kéo dài, stress nặng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm lý và thể chất.
Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, tỷ lệ mắc các chứng rối loạn tâm thần tăng lên đáng kể trong những năm gần đây (khoảng 14.2% trong năm 2014). Trong đó, stress nặng được xem là yếu tố quan trọng khiến bệnh lý này bùng phát. Vì vậy, nhận biết stress sớm và can thiệp điều trị kịp thời là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa các rối loạn tâm thần thường gặp.
Đọc Ngay: Đẩy lùi stress không dùng thuốc bằng phương pháp tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam
1. Suy giảm trí nhớ – Dấu hiệu điển hình của stress nặng
Stress nặng có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ như nhầm lẫn, hay quên, đãng trí,… Các vấn đề này thường gặp ở người cao tuổi do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trung ương. Tuy nhiên, suy giảm trí nhớ cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ, người trẻ do căng thẳng thần kinh.
Khi căng thẳng quá mức, tuyến thượng thận tăng sản sinh hormone cortisol – hormone này có tác dụng tăng nhịp tim, điều hòa huyết áp và tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên khi được sản xuất quá nhiều, cortisol có thể gây ra tình trạng tình trạng tim đập nhanh, bồn chồn, hồi hộp, tăng đường huyết, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và tác động tiêu cực đến hoạt động của não bộ. Vì vậy khi bị stress nặng, bạn sẽ nhận thấy trí nhớ giảm đi đáng kể.
2. Đau đầu và nhức mỏi toàn thân
Stress thực chất là phản ứng của cơ thể với những sự thay đổi, áp lực từ bên ngoài và bên trong. Trong trường hợp căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng sinh tồn bằng cách tăng nhịp tim, nhịp thở và tăng huyết áp. Đồng thời giảm lượng máu tuần hoàn đến những cơ quan “không-ảnh-hưởng-đến-sự-sinh-tồn”.
Chính vì vậy khi căng thẳng, toàn bộ cơ thể dễ bị đau nhức, ê ẩm, mỏi và giảm sức lực. Ngoài ra, stress còn làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến não bộ dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu, choáng đầu, chóng mặt,…
3. Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa
Ít người biết rằng, stress và các vấn đề tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết. Cụ thể khi căng thẳng quá mức, dây thần kinh phế vị bị kích thích dẫn đến tăng tiết dịch vị và co bóp bất thường. Vì vậy khi bị stress nặng, bạn có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, trào ngược, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Với những bệnh nhân có các bệnh tiêu hóa sẵn, stress có thể làm tăng mức độ và tần suất của các triệu chứng. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới do căng thẳng quá mức, kéo dài.
4. Rụng tóc – Biểu hiện không ngờ của chứng stress nặng
Ngoài những triệu chứng trên, stress nặng còn có thể gây rụng tóc. Theo giải thích của các chuyên gia, căng thẳng thần kinh quá mức làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến các nang tóc. Hậu quả là khiến tóc bị thoái hóa, suy yếu và tăng số lượng tóc gãy rụng.
Ngoài ra khi đối mặt với căng thẳng thần kinh trong một thời gian dài, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh chất P để bảo vệ các cơ quan quan trọng. Tuy nhiên, thành phần này lại chính là tác nhân gây tổn thương mầm tóc dẫn đến giảm tốc độ tái tạo, mọc tóc và tăng số lượng tóc rụng.
5. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng phổ biến ở nữ giới bị stress nặng, kéo dài. Khác với nam giới, nội tiết tố ở phái nữ bị ảnh hưởng nhiều do căng thẳng thần kinh. Để kinh nguyệt xảy ra phải có sự phối hợp giữa các cơ quan như vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.
Căng thẳng quá mức có thể khiến vùng dưới đồi bị rối loạn dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động sản xuất hormone ở các cơ quan còn lại. Hậu quả là gây rối loạn kinh nguyệt với những biểu hiện như mất kinh, vòng kinh thưa, đau bụng kinh dữ dội,…
Ngoài ra, stress nặng còn làm tăng sản xuất hormone cortisol – hormone làm tăng đường huyết và phá vỡ insulin (hormone chuyển hóa đường được tuyến tụy sản xuất). Nồng độ đường tăng cao cũng ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
6. Stress nặng gây buồn ngủ, uể oải
Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone adrenaline. Cụ thể, hormone này giúp tăng huyết áp và tăng nhịp tim để bảo vệ sự sống cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng hormone adrenaline tăng cao còn tạo ra cảm giác buồn ngủ, bồn chồn và mệt mỏi.
Hơn nữa khi bị căng thẳng quá mức, tuyến tùng bên trong não bộ sẽ giảm hoạt động sản xuất hormone melatonin – hormone tạo cảm giác buồn ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra khi căng thẳng, não bộ thường tập trung suy nghĩ về những vấn đề chưa được giải quyết (học tập, công việc) hoặc đang tìm hướng xử lý cho một số sự việc. Những tác động này khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc,… Hậu quả là gây mệt mỏi, thiếu tập trung và buồn ngủ vào ngày hôm sau.
7. Các dấu hiệu khác
Ngoài những biểu hiện kể trên, stress nặng còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như:
- Stress nặng còn có thể gây nổi mụn trứng cá, mề đay, phát ban,…
- Nổi mề đay, phát ban
- Sức đề kháng suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, giảm hứng thú và sự quan tâm
- Co giật mí mắt (do dây thần kinh ở mắt bị căng thẳng khi phải làm việc trong thời gian dài)
- Tiết nhiều mồ hôi Nổi mụn trứng cá Giảm hứng thú khi quan hệ tình dục
Xem Ngay: Master Coach Bùi Thị Hải Yến và ước mơ giúp phụ nữ Việt Nam thoát khỏi trầm cảm
Hướng điều trị stress nặng an toàn, hiệu quả
Stress nặng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất lao động – học tập mà còn gây ra các vấn đề tiêu hóa, giấc ngủ,… Ngoài ra, căng thẳng thần kinh kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách,… Vì vậy ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đang bị stress nặng, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện, điều trị như đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc cơ sở y tế để khám chữa.
1. Điều chỉnh lối sống
Điều chỉnh lối sống là biện pháp cần thiết để kiểm soát căng thẳng và giảm tình trạng stress nặng. Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp bị stress đều bắt nguồn từ áp lực công việc, học tập, thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc,…
Do đó để cải thiện tình trạng stress nặng, bạn nên điều chỉnh lối sống theo nguyên tắc sau:
- Lên kế hoạch cụ thể để việc học tập và làm việc mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, nên chia đều khối lượng công việc để tránh tình trạng căng thẳng quá mức.
- Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè, người thân nếu có quá nhiều vấn đề phải giải quyết. Bên cạnh đó, nên chia sẻ với những người xung quanh về vấn đề mà bạn đang gặp phải để nhận được sự đồng cảm, động viên. Biện pháp này có thể giảm phần nào các triệu chứng stress, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái và tự tin hơn.
- Tập quản lý thời gian của bản thân bằng cách xây dựng thời gian biểu hợp lý. Nên ưu tiên những công việc quan trọng và cố gắng sắp xếp sao cho có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời đảm bảo ngủ trước 23:00 và giấc ngủ kéo dài ít nhất 6 giờ đồng hồ.
- Stress cũng có thể bắt nguồn từ những “thị phi” trong môi trường làm việc và học tập. Để kiểm soát stress, bạn nên học cách không quan tâm với thái độ và cách nhìn của người khác.
- Sau thời gian học tập, làm việc, nên dành thời gian chăm sóc bản thân. Các biện pháp thư giãn như tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương, nghe nhạc, đọc sách, tập thể dục,… đều có thể giải phóng căng thẳng và mang đến nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể.
- Không nên đặt yêu cầu quá cao với bản thân. Dù được xem là động lực để cố gắng và phát triển nhưng nếu đang có dấu hiệu stress nặng, bạn nên thả lỏng và thoải mái hơn với bản thân. Yêu cầu quá cao vô tình là áp lực vô hình khiến tình trạng stress trở nên trầm trọng hơn.
- Xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu bia, chất kích thích, thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ.
- Tổ chức lại lối sống là biện pháp hiệu quả trong kiểm soát stress và các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên nếu tình trạng không được cải thiện hoàn toàn, bạn nên xem xét thăm khám và can thiệp các biện pháp y tế.
Đọc thêm: Tác hại của stress nguy hiểm như thế nào? Bạn cần đọc ngay
2. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc không được khuyến khích cho người bị stress nặng bởi dùng thuốc tiềm ẩn không ít rủi ro, tác dụng ngoại ý. Trong trường hợp căng thẳng quá mức và không cải thiện hoàn toàn sau khi tổ chức lại lối sống, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Các loại thuốc có thể được dùng trong điều trị stress nặng:
- Thuốc an thần nhóm benzodiazepin (Diazepam, Clonazepam, Alprazolam, Lorazepam, Triazolam,…)
- Thuốc kháng histamine H1 (Methyprylon, Glutethimide, Ethchlorvynol,…)
- Thuốc chống trầm cảm có đặc tính chống lo âu (Citalopram, Sertraline, Paroxetine, Fluvoxamine,…)
- Thuốc chẹn beta (Propranolol, Atenolol,…) được sử dụng nếu stress nặng làm tăng huyết áp quá mức
- Dùng thuốc chỉ được cân nhắc trong trường hợp cần thiết do có rất nhiều rủi ro và nguy cơ. Trong thời gian sử dụng, bạn nên chú ý các biểu hiện của cơ thể và thông báo ngay với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.
3. Trị liệu tâm lý – Phương pháp điều trị stress nặng an toàn, hiệu quả
Liệu pháp tâm lý trị liệu là một trong những biện pháp kiểm soát stress, căng thẳng tốt nhất. Phương pháp này thực hiện thông qua nhiều hình thức (giao tiếp, trò chuyện, lao động, âm nhạc trị liệu,…) để tác động đến tâm lý của người bệnh. Với người bị stress nặng, trị liệu tâm lý có thể giải phóng căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, mang lại nguồn năng lượng tích cực và giúp thay đổi tư duy, nhận thức.
Tuy nhiên, hiệu quả của trị liệu tâm lý phụ thuộc nhiều vào cơ sở thực hiện. Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi có nhu cầu trị liệu tâm lý cải thiện stress, căng thẳng quá mức.
Trung tâm tiếp nhận điều trị cho tất cả các trường hợp bị stress do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông qua phương pháp sử dụng ngôn ngữ khoa học – bằng lời nói, các chuyên gia tâm lý có thể tìm ra gốc rễ của bệnh, qua đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Trị liệu tâm lý giảm stress tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC có những ưu điểm như:
- Bao gồm 7 buổi trị liệu chuyên sâu với phác đồ được xây dựng cụ thể, minh bạch và khoa học
- Trị liệu tâm lý hoàn toàn, không can thiệp thuốc và các phương có hại cho cơ thể
- Kiểm soát stress triệt để, giúp phòng ngừa trầm cảm, rối loạn lo âu và một số chứng rối loạn tâm thần khác
- Sức khỏe tâm lý của khách hàng được cải thiện đáng kể và ít tái phát
- Sau khi trị liệu, khách hàng có kỹ năng cân bằng cảm xúc, tránh căng thẳng và những vấn đề tâm lý tương tự
- Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC cam kết bảo mật 100% thông tin khách hàng và đặt người bệnh ở vị trí trung tâm trong tất cả các trường hợp.
- Để tìm hiểu thêm về phương pháp trị liệu các triệu chứng stress độc giả có thể liên hệ Trung tâm Tâm lý trị liệu Việt Nam bằng các hình thức sau:
- Đến Trung tâm tại các cơ sở:
- Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Điện thoại: (024) 2216 8008 – 096 589 8008
- Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Phú Nhuận | Điện thoại: (028) 2201 2555 – 096 299 8008
- Mọi thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng… của stress quý độc giả có thể truy cập:
- Website: tienkiem.com.vn
- Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
Bài viết đã tổng hợp một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress nặng và hướng dẫn một số biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Nếu có ý định can thiệp tâm lý trị liệu, nên tìm địa chỉ uy tín để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Có thể bạn quan tâm
- Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC – Khi sức khỏe và hạnh phúc của khách hàng là sứ mệnh
- Stress và phương pháp điều trị dứt điểm hiện nay
Nguồn: tienkiem.com.vn
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị