Contents
- 1 Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, lĩnh vực giáo dục cũng được ảnh hưởng nên nhiều ứng dụng, phần mềm học online, họp trực tuyến ra đời đáp ứng nhu cầu của người dùng. Cùng xem qua top 9 phần mềm học online được sử dụng phổ biến hiện nay trong bài viết sau đây nhé!
- 1.1 1. Ứng dụng, phần mềm thuộc Google
- 1.2 2. Ứng dụng Zoom Cloud Meeting
- 1.3 3. Ứng dụng Skype
- 1.4 4. Ứng dụng Microsoft Teams
- 1.5 5. Ứng dụng Workplace from Facebook
- 1.6 6. Ứng dụng Camfrog
- 1.7 7. Ứng dụng VSee
- 1.8 8. Ứng dụng TranS
- 1.9 9. Ứng dụng TeamLink
- 1.10 MSI Katana Gaming GF66 11UC i7 11800H (224VN)
- 1.11 MSI Gaming Pulse GL66 11UDK i7 11800H (816VN)
- 1.12 Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 727J i7 11800H (NH.QD9SV.005.)
- 1.13 Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 5831 i5 11400H (NH.QDGSV.003)
- 1.14 Acer Aspire 7 Gaming A715 42G R6ZR R5 5500U (NH.QAYSV.003)
- 1.15 Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 720A i7 11800H (NH.QEQSV.004)
- 1.16 Gigabyte Gaming G5 i5 10500H (KC-5S11130SB)
- 1.17 Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 71VV i7 11800H (NH.QENSV.005)
- 1.18 MSI Katana GF76 11UC i7 11800H (441VN)
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, lĩnh vực giáo dục cũng được ảnh hưởng nên nhiều ứng dụng, phần mềm học online, họp trực tuyến ra đời đáp ứng nhu cầu của người dùng. Cùng xem qua top 9 phần mềm học online được sử dụng phổ biến hiện nay trong bài viết sau đây nhé!
1. Ứng dụng, phần mềm thuộc Google
– Google Classroom
– Nhà phát hành: Google
– Nền tảng hỗ trợ: Thiết bị di động đã có sẵn cho hệ điều hành iOS và Android.
– Link tải:
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Google Classroom giúp bạn tổ chức lớp học thông qua sự hỗ trợ 3 tính năng là giao bài tập, giao tiếp và lưu trữ. Phần mềm này được cho ra mắt lần đầu tiên vào ngày 6/5/2014 và đến 12/8/2014 được công bố bản chính thức. Nhiều người dùng đánh giá Google Classroom dễ sử dụng và sở hữu nhiều tính năng nổi bật.
Google Classroom được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education nên hoàn toàn miễn phí.
Google Classroom sử dụng hoàn toàn miễn phí
Ưu điểm
Nhược điểm
Dễ dàng sử dụng và truy cập từ tất cả các thiết bị
Cần tạo tài khoản Google Education nếu muốn sử dụng dịch vụ
Sử dụng hoàn toàn miễn phí
Nguồn cấp dữ liệu hoạt động không cập nhật tự động
Giao diện thân thiện với người dùng
Khó khăn trong việc chỉnh sửa và chia sẻ
Tính năng bình luận nổi bật
Phù hợp với trải nghiệm học tập kết hợp hơn là một chương trình trực tuyến
Giúp tập trung tài liệu vào một vị trí dựa trên Cloud
– Google Hangout
– Nhà phát hành: Google
– Nền tảng hỗ trợ: Các thiết bị chạy hệ điều hành Android và IOS.
– Link tải:
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Google Hangout được xem là tính năng đi kèm của Google Plus và cũng là một trong những đứa con của Google. Khi dùng Google Hangout, bạn cần phải có một tài khoản gmail và dùng trình duyệt Chrome.
Hangouts do nhà phát hành Google cung cấp
Nền tảng này được phát hành lần đâu tiên vào ngày 15/5/2013 và được sử dụng hoàn toàn miễn phí do được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education.
Ưu điểm
Nhược điểm
Giao diện đơn giản dễ sử dụng
Không hỗ trợ cuộc gọi âm thanh
Cho phép gọi điện video với nhiều người
Chỉ sử dụng được trong trình duyệt Chrome
Hoàn toàn miễn phí
– Google Meet
– Nhà phát hành: Google
– Nền tảng hỗ trợ: Thiết bị di động đã có sẵn cho hệ điều hành iOS và Android.
– Link tải:
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Tương tự như Google Hangout và Google Classroom, Google Meet cũng là một trong những sản phẩm đến từ nhà phát hành Google. Trong thời gian gần đây, Google Meet là nền tảng được sử dụng khá phổ biến trong các buổi học online hoặc làm việc nhóm trực tuyến. Google Meet được phát hành lần đầu tiên trên iOS vào tháng 2/2017 và chính thức ra mắt vào 3/2017.
Google Meet cung cấp cho cả hệ điều hành Android và iOS
Vì được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education nên bạn có thể sử dụng Google Meet hoàn toàn miễn phí.
Ưu điểm
Nhược điểm
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Tất cả những người tham gia phải có tài khoản Google
Hoàn toàn miễn phí
Có thể truy cập trực tiếp qua Google Chrome và các trình duyệt khác mà không cần tải ứng dụng trên máy tính
Tích hợp với Google Calendar (Lịch Google) để lên lịch cho các cuộc họp
2. Ứng dụng Zoom Cloud Meeting
– Nhà phát hành: Zoom Video Communications
– Nền tảng hỗ trợ: Mac, Windows, Android và cả IOS.
– Link tải:
+ Dành cho PC: TẠI ĐÂY
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Zoom hay gọi đầy đủ là Zoom Cloud Meeting. Đây là một trong những ứng dụng hữu ích cho các cuộc họp trực tuyến, học online, thảo luận nhóm… trên nền tảng đơn giản và dễ sử dụng. Zoom Cloud Meeting hỗ trợ video, âm thanh, hình ảnh và chia sẻ màn hình chất lượng cao trên cả 4 nền tảng. Bản Beta của Zoom được phát hành ngày 10/9/2012, đến 25/1/2013, phiên bản chính thức đầu tiên của Zoom được ra mắt người dùng.
Zoom Cloud Meeting hỗ trợ video và âm thanh chất lượng cao
Zoom Meeting cung cấp cả tài khoản miễn phí và có phí với các tính năng vô cùng giá trị. Với người dùng miễn phí, ngoài những tính năng kể trên, bạn có thể dễ dàng tạo phòng Zoom để nhận những tuỳ chọn giới hạn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu dạy và học online như: Phòng học tối đa 100 người tham gia, thời gian giới hạn trong 40 phút cho mỗi lần meeting, KHÔNG GIỚI HẠN số lần meeting.
Với bản miễn phí, Zoom giới hạn thời gian mỗi phiên hợp là 40 phút
Tuy nhiên, khi bỏ ra khoảng 300.000 vnđ/ tháng để nâng cấp tài khoản thì bạn có thể sở hữu những tùy chọn giá trị như: Cho phép số người tham gia trên 100 người, không giới hạn thời lượng meeting và có thể lưu trữ lại nội dung với dung lượng lên tới 1 GB trên nền tảng đám mây của Zoom.
Ưu điểm
Nhược điểm
Sử dụng được trên cả điện thoại và máy tính
Bản miễn phí giới hạn thời gian meeting dưới 40 phút
Hỗ trợ đa nền tảng
Có thể xuất hiện vấn đề về bộ đệm nếu sử dụng với hệ điều hành cũ
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
Cung cấp nền tảng sử dụng miễn phí
Bản miễn phí cho phép số lượng tham gia đến 100 người
3. Ứng dụng Skype
– Nhà phát hành: Skype Technologies
– Nền tảng hỗ trợ: Windows, macOS, Linux, Android, iOS, Windows Phone, HoloLens, Xbox One.
– Link tải:
+ Dành cho PC: TẠI ĐÂY
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Skype là một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho việc tổ chức lớp học trực tuyến hoặc họp, thảo luận qua online. Người dùng có thể sử dụng Skype trên điện thoại lẫn máy tính/ PC để thực hiện các cuộc gọi video, gửi tin nhắn tức thời như SMS,…
Được cho ra mắt người dùng lần đầu vào ngày 29/8/2003 và phát triển nhanh chóng về cả lượng người dùng và phần mềm. Skype thích nghi với hầu hết mọi cấu hình, chỉ cần đảm bảo tốc độ mạng mà không cần lo về vấn đề trả thêm bất kì chi phí nào.
Giao diện ứng dụng Skype
Ưu điểm
Nhược điểm
Đơn giản, dễ sử dụng
Gọi tối đa 5 người để đảm bảo chất lượng tốt cuộc thoại
Hỗ trợ cho nhiều nền tảng khác nhau
Không hỗ trợ gửi tin nhắn offline
Sử dụng hoàn toàn miễn phí
Quản lý nhóm và quản lý lịch sử chat tốt
4. Ứng dụng Microsoft Teams
– Nhà phát hành: Microsoft
– Nền tảng hỗ trợ: Windows, macOS, iOS, Android
– Link tải:
+ Dành cho PC: TẠI ĐÂY
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Microsoft Teams cũng là cái tên phổ biến không kém, được người dùng biết đến như một hệ thống cung cấp meetings, chat, notes và cả tập đính kèm. Microsoft Teams tích hợp với bộ office 365 nên có nhiều tính năng mở rộng và độ bảo mật cao.
Ứng dụng Microsoft Teams được công bố tại buổi hội thảo ở New York và cho ra mắt vào ngày 14 tháng 3 năm 2017. Đây là ứng dụng vừa cho phép dùng miễn phí, vừa có thể trả phí để nâng cấp tài khoản. Khi vừa mới bắt đầu ra mắt, Microsoft Teams cung cấp miễn phí đến người dùng cá nhân, nhưng Microsoft cũng cho biết, để sử dụng những tính năng cao cấp hơn sẽ phải trả với mức phí 6,99$/mỗi tháng (hoặc giá 9,99$ cho gia đình cho 6 người). Bên cạnh đó, Microsoft Teams cũng cung cấp gói cước dành cho doanh nghiệp từ 8 – 35$/ tháng tùy theo gói và tính năng khác nhau.
Ứng dụng Microsoft Teams có độ bảo mật cao
Ưu điểm
Nhược điểm
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Số lượng kênh hạn chế
Bổ sung các công cụ trò chuyện
Giao diện bằng tiếng anh gây nên nhiều bất tiện
Tài liệu được lưu trữ trong trong trang SharePoint
Tính bảo mật cao từ tập đoàn Microsoft
5. Ứng dụng Workplace from Facebook
– Nhà phát hành: Facebook, Inc.
– Nền tảng hỗ trợ: Windows, macOS, iOS, Android
– Link tải:
+ Dành cho Windows: TẠI ĐÂY
+ Dành cho macOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Workplace from Facebook cung cấp cho người dùng những tính năng tương tự như Facebook Groups hay Facebook Messenger,… Ứng dụng này là giải pháp hoàn hảo nhằm hỗ trợ quá trình dạy học trực tuyến hiệu quả.
Được cho ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10/2016, Workplace thực chất không phải là một dịch vụ miễn phí nhưng các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục,… có thể dùng thử miễn phí 3 tháng và sau đó phải trả phí từ 1 – 3$/tháng.
Ứng dụng được cho ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10/2016
Ưu điểm
Nhược điểm
Hỗ trợ live stream, chat video,.. với chất lượng cao
Khó kiểm soát được lượng học sinh có tham gia xem hay không
Được tích hợp google drive để lưu trữ và chia sẻ file dữ liệu
Cần phải có tên miền riêng để đăng kí
Cho phép trò chuyện với bất kỳ ngôn ngữ nào nhờ tính năng dịch tự động
6. Ứng dụng Camfrog
– Nhà phát hành: Camshare, Inc.
– Nền tảng hỗ trợ: iOS, macOS, Android, Windows
– Link tải:
+ Dành cho Windows: TẠI ĐÂY
+ Dành cho macOS: Chưa được cập nhật
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Nếu bạn cần tổ chức lớp học trực tuyến đông trên 100 người thì Camfrog là ứng dụng miễn phí hoàn toàn phù hợp. Phần mềm này được cho ra mắt vào tháng 9/2003 và cho phép người dùng chat nhanh chóng cũng như thực hiện cuộc gọi lên đến 1000 người.
Số lượng thành viên có thể tham gia cuộc họp lên đến 1000 người
Lợi ích nổi bật của phần mềm Camfrog là cho phép người dùng nghe, nhìn, trò chuyện với nhau tại cùng một thời điểm với sức chứa tối đa lên đến 1000 người.
Ưu điểm
Nhược điểm
Số lượng người tham gia phòng chat lớn
Có thể gây phiền toái vì những người không quen biết cũng có thể chat hoặc gọi video trực tuyến với nhau
Hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành
Có thể bị sử dụng sai mục đích bởi các đối tượng không tốt
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Hoàn toàn miễn phí
7. Ứng dụng VSee
– Nhà phát hành: VSee Lab, Inc.
– Nền tảng hỗ trợ: Windows, macOS, Android, iOS.
– Link tải:
+ Dành cho PC: TẠI ĐÂY
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Một trong những cái tên không thể không đề cập trong danh sách top những nền tảng học online và họp trực tuyến là Vsee. Khác với các nền tảng học trực tuyến khác, VSee sử dụng mô hình kết nối peer – to – peer thay thế cho trung tâm máy chủ.
Được phát hành năm 2008, VSee cho người dùng những trải ngiệm tuyệt vời với khả năng truyền và nhận dữ liệu, gọi video miễn phí.
VSee dùng mô hình kết nối peer – to – peer thay thế trung tâm máy chủ
Ưu điểm
Nhược điểm
Không giới hạn số lượng người tham gia
Đòi hỏi máy tính có cấu hình cao
Tương thích hầu hết các thiết bị, các hệ điều hành
Phù hợp với làm việc nhóm hơn là học trực tuyến
Dễ dàng cập nhật những tính năng mới
8. Ứng dụng TranS
– Nhà phát hành: Namviet Telecom Ltd
– Nền tảng hỗ trợ: Windows, macOS, Android, iOS.
– Link tải:
+ Dành cho Windows: TẠI ĐÂY
+ Dành cho macOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
TranS là nền tảng sử dụng cho học online, họp trực tuyến miễn phí và có phí phổ biến nhất hiện nay với giao diện tiếng Việt dễ sử dụng cùng với tính năng bảo mật dữ liệu khá cao.
Ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ tài liệu, ảnh, video từ màn hình đến phòng học với chất lượng cao mà không bị vỡ hay nhòe. TranS hỗ trợ chính sách dùng miễn phí dành riêng cho khối giáo dục đào tạo và y tế. Ngoài ra, bạn cần trả 350.000 VNĐ/ phòng/ tháng.
TranS là úng dụng dạy và học online hiệu quả
Ưu điểm
Nhược điểm
Hỗ trợ mọi tính năng cần cho học hoặc họp trực tuyến
Chỉ cho phép thời lượng gọi 60 phút nếu sử dụng bản miễn phí
Không giới hạn số lượng người dùng
Giao diện dễ sử dụng, dễ cài đặt
Dễ dàng sử dụng, thậm chí không cần tài khoản
9. Ứng dụng TeamLink
– Nhà phát hành: TeamLink
– Nền tảng hỗ trợ: iOS, macOS, Android, Windows
– Link tải:
+ Dành cho Windows: TẠI ĐÂY
+ Dành cho macOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho iOS: TẠI ĐÂY
+ Dành cho Android: TẠI ĐÂY
Teamlink là ứng dụng dành cho quá trình học tập và họp trực tuyến được hỗ trợ trên nhiều nền tảng điện thoại và máy tính. Sở hữu các tính năng nổi bật như không giới hạn thời gian cuộc họp, chia sẻ màn hình với độ nét cao và khả năng bảo mật cao nên Teamlink được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng.
Teamlink cho phép bạn sử dụng bản miễn phí với mục đích hội nghị, học tập trực tuyến chứa quảng cáo sức chứa tối đa là 300 người. Hoặc bạn có thể bỏ ra 1,99$ /tháng cho cá nhân, 9,99$ đến 49,99$/ tháng cho doanh nghiệp tùy theo tính năng của mỗi gói.
Giao diện ứng dụng TeamLink dễ sử dụng
Ưu điểm
Nhược điểm
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
Hỗ trợ nhiều nền tảng khác nhau
Không giới hạn thời gian cuộc họp dù là phiên bản miễn phí
Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
-
MSI Katana Gaming GF66 11UC i7 11800H (224VN)
Online giá rẻ
29.090.000₫ 29.990.000₫ Hotsale Gaming
Quà 380.000₫
5 đánh giá
-
MSI Gaming Pulse GL66 11UDK i7 11800H (816VN)
Online giá rẻ
32.790.000₫ 33.990.000₫ Hotsale Gaming
Quà 870.000₫
-
Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 727J i7 11800H (NH.QD9SV.005.)
Online giá rẻ
27.990.000₫ 29.990.000₫ -6% Hotsale Gaming
Quà 100.000₫
13 đánh giá
-
Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 5831 i5 11400H (NH.QDGSV.003)
Online giá rẻ
31.390.000₫ 32.990.000₫ Hotsale Gaming
Quà 100.000₫
-
Acer Aspire 7 Gaming A715 42G R6ZR R5 5500U (NH.QAYSV.003)
Online giá rẻ
20.490.000₫ 22.490.000₫ -8% Hotsale Gaming
Quà 100.000₫
19 đánh giá
-
Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 720A i7 11800H (NH.QEQSV.004)
Online giá rẻ
28.490.000₫ 30.490.000₫ -6% Hotsale Gaming
Quà 1.880.000₫
-
Gigabyte Gaming G5 i5 10500H (KC-5S11130SB)
Online giá rẻ
28.490.000₫ 29.990.000₫ -5% Hotsale Gaming
Quà 100.000₫
-
Acer Nitro 5 Gaming AN515 57 71VV i7 11800H (NH.QENSV.005)
Online giá rẻ
26.990.000₫ 28.990.000₫ -6% Hotsale Gaming
Quà 1.880.000₫
-
MSI Katana GF76 11UC i7 11800H (441VN)
Online giá rẻ
28.990.000₫ 29.990.000₫ Hotsale Gaming
Quà 870.000₫
Xem thêm
Xem thêm:
- [Video] Cách sử dụng Snap Camera, tạo filter camera cho laptop dễ dàng
- Loa laptop bị mất tiếng, không nghe được – Nguyên nhân, cách khắc phục
- Lỗi máy in không nhận lệnh in – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Top những ứng dụng dành cho học online, họp trực tuyến trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn rất nhiều trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay đấy!
26.926 lượt xem